Tết văn hóa

13:30, 22/01/2014

Xuân Giáp Ngọ - Tục ngữ có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Nghĩa đen trong nghề đan lát, nếu nan đầu đi đúng thì cả công trình đều suôn sẻ, ngược lại, khi bị lỗi nan đầu thì công trình đó bị lỗi suốt, phải dỡ ra đi lại. Nghĩa bóng của “Vạn sự khởi đầu nan” là mọi việc phải chú ý làm tốt ngay từ ban đầu, ngày đầu, từ lúc bắt đầu khởi sự, đồng nghĩa với câu “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Do đó từ xa xưa, con người ta đã lựa chọn những việc để làm, những lời để nói khi bước vào một năm mới.


Ngày đầu, tháng đầu của một năm mới là việc nói và làm cho cả một năm với thời gian 12 tháng hay 365 ngày. Ngày đầu năm đặc biệt là 15 ngày đầu của tháng 1 dương lịch (đối với nhân loại nói chung) và 15 ngày đầu của tháng Giêng âm lịch (đối với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng trong đó có cả Việt Nam) là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cho thỏa thích của những ngày đầu năm. Tất cả đều khởi sự từ ngày mồng 1, người ta thường chọn việc gì làm có ý nghĩa cho cả năm để khởi công (động thổ). Vì cả một năm làm gì thì làm không thể không động đến đất cát, do đó ngày mồng Một tết thường có thủ tục “động thổ”, chỉ ba nhát cuốc; và một việc đều liên quan đến mỗi người, đó là không đi xa thì gần, không nhiều thì ít nhưng không thể không đi, do đó giờ “xuất hành” phải chọn giờ tốt để xuất hành và động thổ để cả năm đi đâu, làm gì cũng gặp may mắn, tốt lành và thành công.

 

Chọn ngày lành, giờ đẹp (tốt) để thực hiện việc làm cho “Vạn sự khởi đầu nan” chưa đủ, mà người ta đặc biệt chú ý chọn những câu nói với “Lời hay ý đẹp” để nói trong những ngày đầu năm, do đó, tết đầu năm vừa là tết cổ truyền, vừa là tết văn hóa của dân ta.

 

Tết văn hóa không riêng dân tộc nào, từÂu đến Á, từ Đông sang Tây đều có tết, chẳng qua thời điểm khác nhau, phong tục tập quán khác nhau và tiếng nói khác nhau song đều vui chơi, nhảy múa, ca hát .v.v... với những hành động, lời nói lành mạnh và văn hóa. Từ xưa người ta đã để ý người xông nhà đầu tiên là người thế nào, con trai hay con gái, người khỏe hay người yếu. Do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ nên mới không thích phụ nữ xông nhà, còn người xông nhà là người yếu hay khỏe với tâm niệm người khỏe xông nhà thì năm đó gia đình ít ốm đau và ngược lại. Điều đó nghe có lý hơn là con trai hay con gái xông nhà. Từ đó, ngày nay mới có việc chọn người xông nhà trong ngày mồng một tết, ngày xưa không có chọn mà tự nhiên xem ai là người xông nhà mình trước, từ đó quan tâm đến những gì sẽ diễn ra trong năm với gia đình mình mà tìm cách phòng tránh. Tìm người xông nhà thì giải quyết được tư tưởng chủ nhà, còn khách xông thì băn khoan, vì nhỡ có việc gì không lành xảy ra với nhà mình xông thì quả là đáng ngại! Do đó, ai cũng ngại làm việc “xông nhà”.

 

Điều cần và rất cần duy trì và phát huy là tết văn hóa, ăn nói phải văn hóa với lời hay, ý đẹp. Trước hết gặp nhau lần đầu trong ngày tếtchúc nhau, người có trình độ văn hóa, hiểu biết rộng thì chọn nói lời thật hay, ý thật đẹp, còn người trình độ thấp, ít hiểu biết hơn thì nói đơn giản miễn là chúc nhau, chứ không ai không chúc nhau trong ngày đầu năm.

 

Người Dao Đại Bản thì ngay sáng sớm mồng Một tết đã có bài chúc tết trong gia đình với tổ tiên (đối với nhà có bàn thời tổ và có người biết cúng). Còn gia đình không có bàn thờ tổ và không có người biết cúng, thì chỉ sáng dạy về thắp hương cho tổ tiên. Trong ngày mồng Một tết hoặc những ngày sau mới gặp lần đầu đều có câu chúc mừng đơn giản là “Chúc mừng năm mới thịnh vượng bình an” (Shênh Siàng hniáng; hành vảng pành o­n). Đó là câu chúc phổ thông và thông dụng nhất. Khi uống chén trà đầu tiên của chủ nhà, khách phải chúc một câu: Chúc trà năm mới phú quý (shênh siàng hniáng pụt tsòi tsà) .v.v...

 

Ngày nay, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng phấn đấu toàn dân giàu có để đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, nên khi gặp nhau ngày đầu năm người ta thường chúc nhau làm ăn phát đạt với nhiều lời hay, ý đẹp, làm cho người được chúc thấy sướng tai, vì mọi người chúc nhau như vậy thì mình phải phấn đấu để đạt được điều mà bạn bè đã chúc. Do đó lời chúc đầu năm không chỉ là lời nói văn hóa mà còn có tác dụng kích thích thi đua làm ăn tốt và tích cực để đạt mục tiêu phát đạt.

 

                                                     Triệu Đức Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Như những vạt nắng Xuân...
(Xuân Giáp Ngọ)- Mùa này, khi cái rét đã tràn về khắp núi non vùng cao, trong tôi lại dội về một nỗi nhớ. Nhớ những vạt hoa dại miên man trên các triền đá cheo leo, đám thì rung rinh sắc màu, đám thì heo hắt vì sương muỗi, rồi có nơi thì bừng lên như những vạt nắng xuân trong trời đông rét mướt.
21/01/2014
Vô Điếm vào Xuân
(Xuân Giáp Ngọ)- Trở lại quê hương sau nhiều năm xa cách, xe tôi lướt nhanh trên con đường mới nâng cấp trải nhựa phẳng lì. Hai bên đường những cánh đồng hoa màu xanh tốt. Hương hoa từ vườn cây ăn quả đâu đây ngát theo làn gió, tỏa trong không gian, khiến lòng đầy cảm xúc - đó là quê hương xã Vô Điếm (Bắc Quang) - đang vươn mình đón chào Xuân mới.
20/01/2014
Đồng Văn tổ chức nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch mừng Xuân
HGĐT - Trong dịp tết Nguyên đán 2014, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đón chào xuân mới, huyện Đồng Văn sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Đây cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và các sản phẩm du lịch của huyện đến với du khách trong nước và Quốc tế, góp phần thúc đẩy nền du
20/01/2014
Lễ hội và văn hóa truyền thống
(Xuân Giáp Ngọ)- Mỗi khi Tết đến, Xuân về, nhiều lễ hội được cộng đồng dân cư tổ chức, như Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ Cúng cơm mới, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; Lễ Mở cửa rừng của người La Chí, người Mông; Lễ đặt tên con, cháu... tạo nên nét sinh hoạt tâm linh mang bản sắc văn hoá cộng đồng, có tính giáo dục cao, tạo cho mọi người, mọi nhà và cả cộng đồng nâng cao ý
20/01/2014