Về miền đá xem Hội đầu Xuân

08:29, 18/02/2014

HGĐT- Tháng Giêng luôn là tháng mà lòng người muốn tìm về chốn thanh tịnh, yên ả như đi chùa, đền và tìm niềm vui trong các lễ hội đầu Xuân, cầu mong một năm mới có khởi đầu suôn sẻ, may mắn và thành công. Khi những tia nắng rộn rã trong những ngày đầu Xuân Giáp Ngọ được thay mới bởi những cơn gió mùa Đông bắc tràn về cũng là lúc huyện Yên Minh khai hội đầu Xuân với Lễ hội Lồng Tồng tổ chức tại trung tâm huyện và xã Bạch Đích, những nơi được coi là cái nôi của Lễ hội Lồng Tồng của huyện.



Thi leo dây trong Hội Gầu Tào (huyện Yên Minh).


Trên thửa ruộng rộng nằm ở trung tâm cụm 5 thôn Bản Muồng, xã Bạch Đích được chuẩn bị sẵn từ năm cũ Quý Tỵ cho buổi Lễ xuống đồng đầu Xuân Giáp Ngọ. Mọi nghi thức, đồ cúng tế đã được sắp sẵn chờ đến giờ lành để thầy cúng làm lễ tế thần linh. Trước buổi lễ, những già làng và các nghệ nhân trong Hội nghệ nhân dân gian của xã cùng các nam thanh, nữ tú đang múa hát chào mừng lề hội, làm tăng thêm không khí trong ngày lễ trọng đại này. Bên cạnh, thầy cúng Giàng Ngán Tờ, người được dân bản tin tưởng giao trọng trách gửi những mong muốn của bà con trong năm mới tới đất trời, thần linh đang chuẩn bị những nghi thức cuối cùng cho lễ tế. Buổi lễ bắt đầu cũng là lúc mọi hoạt động vui chơi dừng lại như để đất, trời, thần linh nghe rõ mọi tiếng nói của thầy cúng, mong sao tất cả mong muốn đều được chấp thuận và ban cho mọi người trong năm mới. Những tiếng khấn trong bài cúng bằng ngôn ngữ riêng của dân bản nên chỉ bà con mới hiểu từng lời trong đó. Còn với tôi, một người dân tộc Kinh thì không thể hiểu được nội dung và ý nghĩa của nó. Có lẽ nhìn thấy điều đó trong tôi, khi kết thúc bài cúng thầy Tờ đến nói với tôi: “Nghi thức cúng tế trong Hội Lồng Tồng nhìn thì đơn giản là vậy nhưng nó rất quan trọng bởi qua đó nó gửi những tâm tư, nguyện vọng của bà con tới thần linh, đất trời mong muốn có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình yên vui”. Phần tiếp theo cũng quan trọng không kém trong Lễ hội Lồng Tồng là sau khi thầy cúng đã hoàn thành việc tế lễ, bà con dân bản sẽ cùng nhau cày những đường cày đầu tiên trên mảnh đất của mình và tham gia các trò chơi như ném còn, kéo co, hát giao duyên tận hưởng niềm hân hoan khi đất trời đã tiếp nhận những mong muốn của họ. Cũng bởi theo các già làng, những ai giành chiến thắng trong các trò chơi, thì họ sẽ nhận được nhiều may mắn và thành công hơn trong năm mới nên ai cũng cố hết sức để ném quả còn trúng đích, hay dồn hết sức để đội kéo co của Bản mình giành chiến thắng.


Hết hội Lồng Tồng, trong hai ngày tiếp theo, tôi may mắn được dự Hội Gầu Tào và Hội Chọi dê tại sân vận động huyện Yên Minh. Mỗi một lễ hội đều có cách thể hiện và mang một bản sắc, ý nghĩa riêng của từng dân tộc, vùng đất khác nhau. Tuy vật, khi đứng cùng những người xa lạ trên vùng Cao nguyên đá nhưng gần gũi, thân quen tôi cảm nhận được một điểm chung trong mỗi lễ hội đó là tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng và niềm hân hoan của con người, mảnh đất này khi họ đã gửi trọn những tâm tư, nguyện vọng, mong mỏi của bản thân, gia đình và làng bản đến thần linh, đất trời cầu mong một năm may mắn, thành công...


Trên đường trở về thành phố, hình ảnh những chàng trai, cô gái dân tộc Tày, Nùng, Mông nhảy múa trong các lễ hội; các nam thanh đua nhau thi leo cột, leo dây, ném còn, kéo co cầu cho năm mới nhiều sức khỏe; những điệu múa khèn; những “miếng võ” của các đấu sĩ dê và cả những tiếng cười giòn rã của những người đi xem hội, trong đó có cả những du khách nước ngoài làm tôi không sao quên được những ngày ở miền đá đi hội đầu Xuân.


DUY TUẤN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tết của người Cờ Lao ở Túng Sán
HGĐT- Cộng đồng dân tộc Cờ Lao trên địa bàn tỉnh ta là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước. Dù vậy, nét văn hóa phong tục ăn Tết của người Cờ Lao vẫn giữ được khá nguyên vẹn và có nhiều điểm độc đáo.
18/02/2014
Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”
Ngày 15/2, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) đã diễn ra Chương trình ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”...
17/02/2014
Bế mạc Hội chọi trâu truyền thống xã Trung Thành
HGĐT- Chiều 13.2, tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã diễn ra Lễ bế mạc Hội chọi trâu truyền thống xã Trung Thành lần thứ 7.
14/02/2014
PS ảnh: Nét dẹp văn hóa Đấu ngựa đầu Xuân Giáp Ngọ ở xã Bằng Hành (Bắc Quang)
HGĐT- Bằng Hành là xã vùng sâu của huyện Bắc Quang, đa số là dân tộc Tày, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng trong Ngày Tết cổ truyền làm phong phú thêm giá trị văn hóa các cộng đồng ở địa phương.
14/02/2014