Báo chí góp phần tuyên truyền sâu rộng và tạo “điểm nhấn” trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa

08:13, 18/03/2014

HGĐT- Việc gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá ở mỗi địa phương có vai trò rất quan trọng, thiết thực đối với việc xây dựng đời sống văn hoá, hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tạo nên dấu ấn, điểm nhấn, những nét chấm phá sâu đậm trong nhận thức và cảm nhận của nhân dân, du khách và đặc biệt là các nhà đầu tư; các công ty du lịch, tổ chức sự kiện; các tổ chức từ thiện... khi họ đến tham quan, du lịch; tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh ở mỗi địa phương.


Việc tạo nên điểm nhấn đáng nhớ, kích thích trí tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá để dẫn đến những quyết định cho việc đầu tư nguồn vốn xây dựng, bảo tồn, tôn tạo cho một di tích lịch sử, di tích văn hoá cụ thể; hoặc đầu tư nguồn vốn cho việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu vui chơi, giải trí; đầu tư, hỗ trợ, tạo cú hích cho các hoạt động văn hoá, lễ hội; đầu tư cho việc giúp đỡ, hỗ trợ công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân... Và có thể chỉ là một kết quả đơn giản hơn: tạo cho du khách sự lưu luyến, thích thú, đã đến, đã xem, đã nghe rồi lại mong muốn có lần sau tiếp tục trở lại để tìm hiểu, khám phá vì bị thuyết phục và kích thích từ chính địa danh vừa trải nghiệm.


Đây là một nội dung, một yêu cầu cần sự quan tâm chú ý, thực sự vào cuộc từ nhận thức đến hành động của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp và đặc biệt là của người dân - chủ thể quan trọng nhất, quyết định nhất cho việc thực hiện yêu cầu này. Muốn vậy thì công tác giáo dục, tuyên truyền rất quan trọng - trong đó tuyên truyền của báo chí có vai trò quyết định nhất. Bởi lẽ: Báo chí có nhiệm vụ trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm; Cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề mà xã hội quan tâm; Tuyên truyền định hướng tư tưởng nhận thức, hành động cho người dân, hướng người dân đến mục đích, yêu cầu mà chủ thể của công tác tuyên truyền mong muốn. Đồng thời là diễn đàn, là nơi nhân dân thực hiện quyền làm chủ, quản lý, giám sát và phản biện xã hội; Và báo chí là cầu nối, là phương tiện giải trí, giải đáp, trả lời rất thiết thực các vấn đề phát sinh trong cuộc sống của người dân.


Để nội dung này thông qua tuyên truyền của báo chí sẽ đáp ứng được yêu cầu: Đúng - Trúng - Hay mà Toà soạn báo nào cũng đã và đang đặt ra. Theo tôi cần bám sát, thực hiện đúng những vấn đề sau:


Một là: Hiểu đúng, sáng tạo, chính xác yêu cầu, nội dung mà Nghị quyết của Đảng, chỉ tiêu, biện pháp... cách làm của chính quyền, đoàn thể các cấp đã chỉ ra trong lĩnh vực này.


Hai là: Phải tìm hiểu chính xác nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa văn hoá và sự tác động, ảnh hưởng của di tích, sự kiện theo quá trình thời gian, lịch sử của Quá khứ - Hiện tại - Tương lai đối với xã hội và cộng đồng. Từ đó bồi đắp và duy trì dòng chảy lịch sử liền mạch liên tục giữa di tích và cuộc sống đương đại.


Ba là: Phân tích chỉ ra vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, và người dân trong việc tôn tạo, phục hồi, xây dựng để tạo nên ý thức chính thống và dư luận xã hội tích cực cho di tích


Bốn là: Phân tích, tuyên truyền, chỉ ra vai trò, giá trị, tác dụng của di tích lịch sử, văn hoá tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Đặc biệt là phải chú ý gắn giá trị lịch sử, văn hoá của di tích với giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, làng bản - tạo nên ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, quê hương.


Năm là: Thông qua tuyên truyền về di tích, di sản để kêu gọi nhân tài, vật lực, kinh phí cho việc tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, di sản - tạo nên phong trào xã hội tự nguyện, tự giác đóng góp cho di tích, di sản.


Báo chí khi đã tham gia tuyên truyền và thực hiện tốt năm nội dung trên, chắc chắn sẽ tạo nên sự cuốn hút, lan toả trong ý thức của người dân và sự vào cuộc thực sự của cấp uỷ - chính quyền, đoàn thể các cấp. Khi đã có sự chuyển động thực sự thì một yêu cầu quan trọngnữa sẽ đặt ra cho báo chí chúng ta: Đó là phải làm tốt công tác tổng kết thực tiễn. Có tổng kết thực tiễn nghiêm túc, sâu sát thì sẽ chỉ ra đúng và trúng những cái được để phát huy, làm tốt; Những cái chưa được để khắc phục, sửa chữa và quan trọng nhất là để hợp với lòng dân, để ý Đảng và lòng dân hội thụ thành thực tiễn của cuộc sống đang diễn ra hàng ngày./.


LÊ TRỌNG LẬP (Tổng biên tập Báo Hà Giang)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê xây dựng đời sống văn hóa gắn học tập và làm theo gương Bác
HGĐT- Cơ quan, công sở, làng bản, tổ dân phố, gia đình và mỗi cá nhân đều đoàn kết, nỗ lực hết mình trong lao động, học tập, rèn luyện và thi đua dành danh hiệu văn hóa... Đó là kết quả bước đầu mà phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) và việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mang lại trên địa bàn huyện Bắc Mê trong thời
26/02/2014
Nghề truyền thống của người La Chí ở thôn Già Nàng
HGĐT - Sau Tết, gió mùa Đông bắc lại về, cái rét “cắt da cắt thịt” khiến mọi thứ như muốn “đông cứng”; từng cơn gió lạnh căm, thổi qua những tán lộc non nghe xào xạc... Dưới những cánh đồng của thôn Già Nàng, xã Nà Khương (Quang Bình) lại tấp nập bóng người: kẻ cầy, người cấy như trẩy hội... xa xa, sau những ruộng lúa có cô gái La Chí mặc váy, quấn khăn đang miệt mài kéo sợi...
20/02/2014
“Xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện văn hóa Agribank”
HGĐT- Đó là tên một phong trào do Công đoàn Agribank phát động trong năm qua nhằm khuyến khích, động viên các đoàn viên, người lao động thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, thiết thực thực hiện văn hóa công sở và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
19/02/2014
Đánh yến nơi Cổng trời Quản Bạ
HGĐT- Thôn Séo Lủng, xã Thái An, huyện Quản Bạ, ngay trước Tết đã được treo băng rôn thông báo về Hội Xuân 2014. Từ mùng 3 Tết, trên khắp các nẻo đường của Cao nguyên đá rực rỡ hơn cả sắc màu hoa đào, hoa mận đó là váy áo của các thiếu nữ, còn những chàng trai dân tộc Mông khỏe khoắn trong sắc áo chàm, cổ quàng chiếc khăn “kéo vợ” đầy bí ẩn. Họ háo hức kéo về dự hội, một
19/02/2014