Cách nhận biết và xử trí ngộ độc do ăn quả Hồng châu

15:19, 03/08/2023

BHG - Trong thời gian vừa qua, tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt nguyên nhân gây ngộ độc đều do độc tố tự nhiên có trong nấm độc, hoa quả rừng và bột ngô mốc. Gần đây nhất là vụ ngộ độc do ăn quả Hồng châu xảy ra trên địa bàn huyện Đồng Văn làm 11 trẻ bị ngộ độc, trong đó 1 trẻ đã tử vong.

Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thăm hỏi bệnh nhân ngộ độc quả Hồng châu.
Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thăm hỏi bệnh nhân ngộ độc quả Hồng châu.

Vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều quả rừng đang chín rộ, là dịp nghỉ hè của học sinh nên thường xảy ra ngộ độc do trẻ ăn phải quả Hồng châu và cũng là thời điểm đồng bào có thói quen làm bánh trôi ngô, do thời tiết nắng nóng nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường xảy ra nếu người dân không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm các vi sinh vật, vi khuẩn và sinh ra nấm mốc.

Cây Hồng châu có tên khoa học Capparis versicolor Griff, họ màn màn (Capparaceae). Tên gọi theo địa phương khác là cây Rom, cây Mề gà, cây Khua mật, cây Móc quạ (Thái Nguyên), Chi pản sloa (Cao Bằng)... Cây Hồng châu thường mọc ở khu vực núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to gần bằng 2 ngón tay người lớn, dài từ khoảng 11 - 12 cm, màu của lá xanh đậm. Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa vào trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp. Quả Hồng châu chín vào thời gian tháng 6, 7, 8 hằng năm.

Ngộ độc quả Hồng châu dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch

Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. Thử nghiệm trên động vật cho thấy liều tối thiểu gây chết (LDmin) qua đường tiêu hóa của hạt có cả cùi đối với thỏ là 18g/kg thể trọng, đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng (động vật chết do suy hô hấp và trụy tim mạch).

Cấp cứu và điều trị ngộ độc do ăn quả Hồng châu

Khi bị ngộ độc quả Hồng châu, không có thuốc điều trị đặc hiệu; điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Cần vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ). Gây nôn, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, uống than hoạt với liều 1-2 g/kg thể trọng kèm theo 4-6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng), tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật, chống phù phổi cấp), xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu.

Quả Hồng châu.
Quả Hồng châu.

Cách xử trí nhanh khi thấy xuất hiện các hiện tượng ngộ độc thực phẩm

Gây nôn (bằng biện pháp cơ học) ngay lập tức. Cho người bệnh uống nước và gây nôn; uống than hoạt: Liều 1gam/kg cân nặng người bệnh; cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol; nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất; nếu người bệnh hôn mê, co giật cho người bệnh nằm nghiêng; nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.

Để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống ngộ độc thực phẩm bằng nhiều hình thức đa dạng, sử dụng các phương tiện truyền thông bằng cả tiếng dân tộc; tập trung tuyên truyền vào các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa về những loại rau, củ, quả rừng thường xảy ra ngộ độc, đặc biệt là nấm độc, bột ngô mốc và các loại rau quả rừng, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho người dân ngay tại cộng đồng.  Đồng thời khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn các loại quả lạ mọc trong rừng dù chỉ ăn thử một lần và tuyệt đối không ăn bột ngô để lâu ngày sinh ra nấm mốc gây ảnh hưởng sức khỏe, dễ dẫn đến tử vong. Khi thấy trong người xuất hiện các các triệu chứng ngộ độc cần đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Bích Hạnh (Chi cục ATVSTP tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quyên góp và phát động ủng hộ kinh phí làm Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên
BHG - Sáng 31.7, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức quyên góp kinh phí làm Nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024). Tham dự có đồng chí Vàng Seo Cón, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh và đông đảo cán bộ, công chức, người lao động Ủy ban MTTQ tỉnh.
31/07/2023
66% thí sinh đăng ký xét tuyển đại học
Kết thúc đợt đăng ký xét tuyển đại học vừa qua, có 660.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tương đương 66% số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.
31/07/2023
Lễ phát động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người
BHG - Sáng 30.7, tại Quảng trường 26.3 (thành phố Hà Giang), Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Ban Chỉ đạo 138) tỉnh tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người – 30.7 và cao điểm tuyên truyền, truyền thông, cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người năm 2023. Đến dự có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Giang.
31/07/2023
Góp sức cùng đồng bào xóa hủ tục
BHG - Không chỉ tiên phong trong mọi phong trào thi đua, những “trụ cột” của bản làng là người có uy tín, già làng, trưởng bản và cán bộ, đảng viên đã trở thành những tuyên truyền viên giỏi góp sức mở lối cùng đồng bào các dân tộc huyện Quang Bình xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, lan tỏa những điều tốt đẹp, tử tế để xây dựng cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc hơn.
30/07/2023