Tỉnh ta đào tạo nghề được 13.000 người, giải quyết việc làm cho 23.474 người

17:14, 21/11/2007

(HGĐT)- Thực hiện Nghị quyết 02/NQ - TU của Tỉnh ủy Hà Giang về đào tạo nghề, phát triển nghề, giải quyết việc làm trong nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu lao động, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai với nhiều biện pháp, đưa nghị quyết của Tỉnh ủy vào cuộc sống.


Từ năm 2006 đến tháng 10.2007, tỉnh ta đã đào tạo nghề được 13.000 người, đạt 138% kế hoạch, trong đó đào tạo nghề dài hạn là 713 học sinh, nghề ngắn hạn là 12.377 người. Giải quyết việc làm cho 23.474 người, chủ yếu ở khu vực nông thôn (trong đó năm 2006 là 11.254 người, 10 tháng năm 2007 là 11.950 người). Tổ chức xuất khẩu lao động được 1.600 người (trong đó năm 2006 là 1.030 người, 10 tháng năm 2007 là 570 người). Ngoài ra đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước hơn 1.000 người. Đạt được kết quả trên, hơn 1 năm nay, tỉnh và huyện, các ngành đã xây dựng được một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và khuyến khích phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Hà Giang, trong đó có chính sách đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi xuất khẩu. Sở Lao động - TBXH đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng được chỉ tiêu kế hoạch năm bảo đảm đúng chính sách, phù hợp với thực tế trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể tỉnh như: Hội Nông dân, Tỉnh đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên minh HTX, tổ chức cam kết và triển khai thực hiện chương trình phối hợp đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tham gia xuất khẩu lao động đối với thanh niên, hội viên... Nhiều huyện xây dựng được nghị quyết chuyên đề hoặc chương trình hành động về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động như Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Quản Bạ, Bắc Quang. Một số huyện thành lập Ban chỉ đạo và ban hành chính sách như Mèo Vạc, Đồng Văn hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động, được trích từ quỹ XĐGN cho vay 1.000 đồng/người không tính lãi, để làm thủ tục ban đầu. Huyện Hoàng Su Phì hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn ngân hàng cho lao động đi xuất khẩu... Nhờ vậy, công tác đào tạo nghề, phát triển nghề của tỉnh hơn 1 năm qua đều vượt kế hoạch. Các hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng và đa dạng, đặc biệt là được phát triển ở ngay tại thôn bản hoặc xã, cụm xã tạo thuận lợi tốt nhất cho người lao động học nghề.


Đặng Vượng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nơi cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật
(HGĐT)- Trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau một năm, kể từ khi trở thành trường Trung cấp nghề, công tác đào tạo nghề tại nhà trường luôn nhận được sự quan tâm đầu tư về cơ sở, vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên của Tổng Cục dạy nghề, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và các cấp, các ngành trong tỉnh.
31/10/2007
Sống hết mình vì những điều mình mơ ước
“Không biết đến bao giờ con mới biết lo lắng cho tương lai của mình đây!”. Mẹ tôi nói vậy mỗi lần tôi trở về nhà sau những cuộc vui thâu đêm với bạn bè.
30/10/2007
Những người trẻ lao vào điểm nóng
Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến cuộc vận động “Tuổi trẻ xung kích tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT” được tổ chức sáng nay 25/10 tại Hà Nội.
25/10/2007
Cậu bé làm đồ gỗ bằng... chân
Từ một người tàn tật học việc, đến khi tròn 19 tuổi, Sơn không những khẳng định được "chân nghề" của mình. Sơn còn trở thành một người "độc nhất vô nhị" làm mộc bằng chân ở Hà Tĩnh.
24/10/2007