Giữa những dãy núi đá tai mèo cheo leo, đồng bào dân tộc ở Đồng Văn, Mèo Vạc vẫn giữ gìn món phở chua như một phần ký ức và hương vị riêng của miền cao nguyên đá.
Với mong muốn lan tỏa hình ảnh đất nước Việt Nam giàu bản sắc, Thiên Ân - chàng trai sinh năm 1999 đã đưa những nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống Việt Nam vào nghệ thuật làm bánh. Anh đã tạo nên nhiều tác phẩm độc đáo, đạt được những giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các quyết định đưa Bún bò Huế và Lễ hội Mừng lúa mới ở Huế vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nếu phở chua, thắng cố là đặc sản của phiên chợ vùng cao ban ngày, thì cháo ấu tẩu là món ăn đêm mang hương vị rất riêng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
BHG - Ẩm thực của đồng bào Tày ở Hà Giang vô cùng phong phú với bánh gai, bánh chuối, bánh trứng kiến, xôi ngũ sắc… Đặc biệt, trong đó, món bún vịt là món “điểm tâm sáng” nổi tiếng được bà con địa phương và du khách yêu thích, tìm đến mỗi khi có dịp lên thăm vùng địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Món ăn này không chỉ ngon mà còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Tày.
BHG - Mỗi khi những cơn mưa Xuân bắt đầu rơi trên những cánh rừng đại ngàn, cũng là lúc người dân vùng cao háo hức đón mùa măng đắng (măng vầu). Măng đắng không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của đồng bào dân tộc mà còn mang đậm hương vị của núi rừng hoang sơ.
BHG - Mùa Đông lạnh một chút trên núi sẽ có quả cọ rừng. Mùa cọ không kéo dài, cọ kết trái lâu nhưng cũng chín nhanh nên lúc vào mùa những người trên bản bắt đầu đi trèo cọ về ỏm. Quả cọ nếp thịt dầy mềm dẻo thơm và bùi sẽ là món ngon đặc sản được yêu thích của nhiều người.
BHG - Trong tiếng Tày, “Quoẹ húc” chỉ loại rêu quý hiếm, mọc bám vào các gờ đá nơi thượng nguồn con suối. Là thức quà của dòng suối trong lành, rêu đá gắn liền với cuộc sống của người Tày xã Xuân Giang và xã Bằng Lang (huyện Quang Bình) từ bao đời nay. Trong năm 2024, món rêu đá nướng của người Tày Quang Bình đã được vinh danh với giải Nhất trong cuộc thi Chấm món ăn tiêu biểu các tỉnh, thành phố tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I.
BHG - Sáng 22.10, tại Bảo tàng tỉnh, Khu nghỉ dưỡng H.mong Vilage phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức khai trương không gian văn hóa ẩm thực dân tộc Mông. Đến dự có đồng chí Trần Đức Qúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
BHG - Cá Bỗng gắn bó mật thiết với văn hóa người Tày ở Hà Giang, được coi là biểu tượng kính trọng với tổ tiên và thiên nhiên. Đối với người Tày, cá Bỗng không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa và tinh thần, là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong các dịp lễ Tết và các nghi lễ quan trọng.
BHG - Từ lâu, công việc làm cốm đã trở thành hoạt động truyền thống của đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn xã Nà Chì (Xín Mần) trước mỗi vụ thu hoạch lúa. Để làm nên những hạt cốm dẻo, thơm, người nông dân phải kỳ công với nhiều công đoạn từ việc lựa chọn những bông lúa nếp đến hong và giã thành cốm.
BHG - Hà Giang được biết đến với nhiều đặc sản, món ăn nổi tiếng như: Mèn mén, Thắng cố, bánh Chưng gù, chè Shan tuyết… Trong đó có nhiều món ăn lọt Top, được du khách săn đón và Tik Tok review bởi sự hiếu kỳ và độ ngon, nổi bật đó là món bánh Đá.
BHG - Đối với nhiều người, mùa hè không thể thiếu đi món kem mát lạnh. Tại địa điểm cột mốc Km 0 đã xuất hiện những que kem nhiều màu sắc với tạo hình thu nhỏ của cột mốc Km0. Chiếc kem này đã tạo thành làn sóng thu hút du khách đến với Hà Giang.
BHG - Cá Bỗng vốn là loài cá tự nhiên, sống ở các con sông lớn thuộc vùng núi phía Bắc như sông Lô, sông Gâm. Người Tày khi đi chài lưới đã bắt những con cá này về thả trong ao nhà, thuần hóa dần để trở thành loài cá nuôi. Hiện nay, hầu hết các thôn của xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) đều có người nuôi cá Bỗng, nhiều nhất là ở thôn Hạ Thành, gần như 100% các hộ gia đình nuôi loài cá này. Cá Bỗng đã trở thành thứ đặc sản nổi tiếng của đồng bào, được vinh danh vào top 121 món ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam.