Trường Cao đẳng Nghề: Người “mở cửa” những mùa Xuân

09:39, 19/01/2014

(Xuân Giáp Ngọ)- Nhận thức về học nghề của người dân, của người lao động tại địa bàn tỉnh Hà Giang trong mấy năm qua được nâng lên; những học viên tốt nghiệp các lớp học nghề nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và phục vụ đời sống; lực lượng lao động có nghề đã góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, nhất là các học viên học các nghề phi nông nghiệp như: Điện dân dụng, kỹ thuật gò hàn, sửa chữa xe máy, sửa máy nông, lâm cụ... sau khi học nghề đã có việc làm.



Xưởng dịch vụ sửa chữa của Nhà trường vừa được khai trương, kịp thời phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó các lớp dạy nghề đã góp phần khôi phục lại các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, tạo việc làm, thu hút lao động, bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc. Đó chính là những kết quả tích cực của trường Cao đẳng Nghề góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.


Chỉ tính riêng trong 4 năm, từ 2010 đến 2013, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo nghề cho gần 70.000 người. Trong đó, cao đẳng nghề và trung cấp nghề trên 4.000 người; Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là trên 58.000 người. Những con số lao động được đào tạo đủ nói lên những hoạt động đầy năng động, sáng tạo của các Trung tâm dạy nghề, các trường đào tạo nghề của tỉnh nhà.


Trong thành công đó, không thể không kể đến Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang, một trung tâm đào tạo lao động chất lượng cao của tỉnh. Sau 2 năm được thành lập và được Tổng cục Dạy nghề cho phép đào tạo với quy mô “liên thông” ở cả ba cấp học là cao đẳng, trung cấp và sơ cấp với 35 chương trình đào tạo. Đây là một bước tiến nhảy vọt so với một tỉnh còn nghèo, còn khó khăn và nhất là mặt bằng dân trí trên địa bàn còn thấp. Trong những năm qua, trường Cao đẳng Nghề Hà Giang đã cung cấp nhiều lao động có tay nghề cao để phục vụ cho lao động công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi nói chung và các khu chế xuất, khu công nghiệp, xuất khẩu lao động nói riêng.

 

                              Trụ sở trường Cao đẳng Nghề.


Chị Nguyễn Kim Hà, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề cho biết: Để hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013, nhà trường đã cố gắng phấn đấu hết mình để tuyển sinh có hiệu quả. Đây là đầu vào trong đào tạo, một đầu vào vô cùng quan trọng cho cả một quá trình truyền thụ kiến thức nghề và chất lượng lao động ra trường. Bởi vậy trường đã tiến hành cử cán bộ, giảng viên xuống từng cơ sở, các trung tâm dạy nghề của huyện, tham gia nhiều hội nghị, hội thảo của người lao động. Qua đó đã nắm bắt được những nghề thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế gia đình và những vùng miền hàng hoá tại địa phương... Quy trình tuyển sinh đã được thực hiện đúng quy định của ngành và những yêu cầu đào tạo có tính thiết thực của tỉnh. Nhà trường đã đào tạo theo đúng nghề, đúng chương trình được cấp phép và đăng ký, đồng thời xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên có trình độ giảng dạy, có tính thực tiễn cao. Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang còn chủ động liên kết, phối hợp với doanh nghiệp đưa học sinh đi thực tập nghề, tiếp cận thực tế với những bộ môn mà học sinh đã học và nhà trường đã đào tạo. Trường cũng tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với Ban xây dựng Nông thôn mới của tỉnh, tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, phù hợp với giai đoạn hiện tại. Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu được giao, trường Cao đẳng Nghề Hà Giang đã chủ động tiến hành xin cấp phép bổ sung 4 mã nghề trong hệ cao đẳng. Như vậy năm đào tạo này, nhà trường đã có tới 35 mã nghề và chương trình đào tạo, có đủ điều kiện đáp ứng dạy nghề, truyền nghề và kiến thức cho người lao động. Bên cạnh đó là sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, cùng với sự phối hợp của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện để tuyển sinh đào tạo nghề ở các trình độ đào tạo đã được cấp phép. Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực, phấn đấu, Ban giám hiệu, các phòng, khoa, các trung tâm, cán bộ, giáo viên trong toàn trường, ngay từ khâu tổ chức tuyển sinh, nhà trường đã duy trì đào tạo ở 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng với 8 mã nghề cao đẳng, 12 mã nghề trung cấp, 15 mã nghề sơ cấp và 6 nghề đào tạo chương trình dưới 3 tháng, để đào tạo cho đối tượng lao động nông thôn gắn với nhiệm vụ phát triển KT - XH ở địa phương và nhu cầu đào tạo của người lao động.


Qua tìm hiểu được biết: Năm 2013, trường Cao đẳng Nghề Hà Giang đã phối, kết hợp với Công ty Cổ phần khoáng sản An Thông, Công ty TNHH Hải Phú ở khu công nghiệp Bình Vàng, tổ chức cho học sinh thực hành, thực tập nghề tại doanh nghiệp, để học sinh được tiếp cận với nghề đang theo học và tạo việc làm sau đào tạo. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền tuyển sinh tại các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, trường học ở các xã, cụm xã trên địa bàn tỉnh. Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang cũng đã mở nhiều lớp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số của tất cả các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Đến nay đã có 11 huyện và thành phố có thanh niên dân tộc thiểu số tham gia học nghề ở các nghề đào tạo của trường. Hiện tại trường có tổng số 114 cán bộ, giáo viên và lao động phục vụ, 57 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 26 giáo viên kiêm giảng, 11 cán bộ kiêm giáo viên và số còn lại là cán bộ hành chính. Trong đó có 9 người có trình độ thạc sĩ, 62 người có trình độ đại học, bảo đảm trình độ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của mình. Ngoài ra, để mang lại chất lượng đào tạo cao, nhà trường đã không ngừng động viên cán bộ, giáo viên tham gia xây dựng đề tài, bổ sung nguồn tài liệu, giáo trình, phục vụ cho việc dạy và học nghề; xây dựng tủ sách tham khảo có chất lượng cao trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn về nghề và dạy nghề; xây dựng kế hoạch và tổ chức biên soạn giáo trình với trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.


Khẳng định rằng: Nhờ có sự quan tâm và chú trọng, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu của người học, số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Bằng sự cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của mình, Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang đã và đang trở thành người “mở cửa” mùa Xuân cho mỗi gia đình, mỗi người lao động trên khắp các vùng quê.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội Khuyến học tỉnh một năm khởi sắc
HGĐT- Năm 2013 đã kết thúc, đối với Hội Khuyến học tỉnh (HKH), có thể nói là một năm thắng lợi trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, bộ máy tổ chức, con người, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động, nhưng với quyết tâm cao của BTV và Thường trực Hội, hệ thống HKH từ tỉnh xuống cơ sở đã có nhiều chuyển động tích cực, đổi mới, sáng tạo, sâu sát trong lãnh
28/12/2013
Trường Trung cấp Y tế tỉnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
HGĐT - Sáng 23.12, Trường Trung cấp Y tế tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập trường (1998-2013) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
25/12/2013
Lễ khánh thành nhà lớp học trường THCS thị trấn Đồng Văn
HGĐT - Ngày 21.12, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phối hợp với UBND huyện Đồng Văn tổ chức Lễ khánh thành nhà lớp học trường THCS thị trấn Đồng Văn.
24/12/2013
Đa dạng hình thức và thiết thực nội dung phong trào “Khuyến học, khuyến tài”
(Xuân Giáp Ngọ)- Hội Khuyến học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang được thành lập từ năm 2011. Có thể khẳng định, dù mới thành lập nhưng những thành quả mà Hội đạt được thực sự tạo nên một ấn tượng vô cùng tốt đẹp đối với tất cả hội viên nói riêng và những người quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh nói chung.
19/01/2014