Hoàng Su Phì:

Xứ sở của vùng chè Shan tuyết hữu cơ

08:00, 08/11/2012

HGĐT- Theo tài liệu khoa học của tổ chức Hiệp Hội lương thực thế giới, gọi tắt là ITC công bố mà chúng tôi có được trong tay về việc công nhận sản phẩm chè Hữu cơ tại Việt Nam năm 1999 nêu rõ: Việt Nam có 3 vùng chè là Lâm Đồng khoảng 25.000ha; Thái Nguyên khoảng 20.000 ha và Hà Giang trên 15.000 ha (số liệu năm 1999) còn đến nay, diện tích chè của Hà Giang đã vượt qua 17.000 ha.


Tại địa bàn huyện Hoàng Su Phì, nằm ở độ cao trung bình trên 1.000 m so với mặt biển đang sở hữu một diện tích chè hữu cơ lớn của Hà Giang. Tính đến thời điểm hiện nay diện tích chè đã lên tới trên 4.100 ha, chiếm gần 1/3 diện tích và sản lượng chè của cả tỉnh. Trong đó, diện tích chè đang cho thu hoạch trên 3.100 ha. Sản lượng thu hái trên 10.000 tấn chè búp tươi/năm. Giá hiện tại đồng bào đang bán từ 7 đến 10 ngàn đồng/kg và đã có rất nhiều hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu từ cây chè Shan tuyết. Nhiều năm gần đây, tại địa bàn huyện đã có rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp, các HTX tham gia thu mua chế biến chè, tạo thành một cuộc cạnh tranh sôi động, nhằm đưa dần và nâng cao giá trị sử dụng của các sản phẩm chè sạch ra thị trường tiêu dùng. Tiêu biểu trong áp dụng khoa học, công nghệ vào chế biến chè là HTX chè Phìn Hò trà (xã Thông Nguyên). Chè tại vùng này được đánh giá là những rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi sống trên dải núi cao Phìn Hồ quanh năm mây bao phủ. Các nhà khoa học kết luận, cây chè Shan Tuyết mọc trên độ cao trung bình từ 600 m trở lên sẽ cho một hương vị đặc trưng rất riêng biệt của chè. Riêng đối với các cây chè mọc trên cao độ từ 1.000 m trở lên thì càng cao bao nhiêu càng cho những giá trị dược lý có tác dụng bổ trợ cho sức khỏe con người bấy nhiêu. Đặc biệt, là các axitamin không no có tính chất chống lão hoá, phòng ngừa phóng xạ... rất tốt cho sức khỏe. Tại vùng chè trên, HTX Phìn Hò đã tập trung trên 40 hộ gia đình có vườn chè tham gia đóng góp cổ phần, nguyên liệu chè búp tươi để tập trung đầu tư chế biến sản phẩm. Nguyên liệu sạch, tập trung chế biến sạch đã làm nên thương hiệu Trà Fìn Hò nổi tiếng trong tiêu dùng mấy năm gần đây. Quan trọng hơn là HTX chè Fìn Hò đã liên kết thành công các hộ có chè nguyên liệu lại với nhau để tổ chức thu hái, chế biến, phân phối sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng tạo thành “một chuỗi” giá trị trong sản xuất nông nghiệp sạch, mang lại giá trị cao. Có nhiều thời điểm giá bán tới tiền triệu/kg chè Fìn Hò mà không còn để bán.

 

Cùng đi song hành với HTX chè Fìn Hò là các HTX chế biến chè như Quang Hạnh, Chiến Hảo tại km 38 xã Nậm Ty; chè Túng Sán, xã Túng Sán; chè Hồ Thầu, xã Hồ Thầu... Các điểm tên trên là các vùng chè Shan đặc sắc nhất đại diện cho vùng chè hữu cơ của Hoàng Su Phì hiện nay. Bên trên các vùng chè Shan Tuyết chúng ta đã biết, thì mới đây người ta đã phát hiện ra một vùng chè Shan tuyết khá đặc biệt tại vùng núi cao được đánh giá là “nóc nhà thứ 3” Việt Nam , đó là đỉnh Chiêu Lầu Thi (xã Hồ Thầu). Chè Shan Tuyết tại Chiêu Lầu Thi mọc trên độ cao từ 1.500 đến dưới 2.000m, tức dưới đỉnh cao 2.400m so với mực nước biển. Nơi này cây chè mọc thành rừng cao vút cả chục mét. Đặc điểm của chè tại đây là búp đỏ, tuyết trắng, ngọn to, ít lá. Hương của chè vùng núi này rất đặc trưng của múi cốm nếp đầu mùa; vị của chè lại ngọt bùi, khi uống cho cảm giác rất dễ chịu. Đồng bào Dao trong vùng chè Chiêu Lầu Thi gọi loại chè trên là “chè thuốc” rất hữu dụng cho sức khoẻ, sống lâu đối với con người. Vùng chè này tuy mới phát hiện và đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học tìm đến. Để đưa vùng chè đặc biệt mới tìm thấy đi vào đời sống, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung mở đường xe lên Chiêu Lầu Thi. Đồng thời thành lập Đề án nghiên cứu, hướng dẫn địa lý lên vùng chè thuốc để mở rộng giới thiệu cho bạn bè năm châu đến tìm hiểu cây chè Shan tuyết búp đỏ, vị ngọt độc đáo tại địa phương đối với sức khoẻ cộng đồng. Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, anh Hoàng Hải Lý cho biết: Hiện nay huyện đang nỗ lực kêu gọi đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến để làm ra các sản phẩm chè độc đáo hữu cơ mang nhãn hiệu Hoàng Su Phì. Đồng thời nghiên cứu và nhân rộng vùng chè thuốc Chiêu Lầu Thi, tạo thành vùng chè hàng hoá tập trung tại Hồ Thầu. Và tiến hành hoàn thiện khâu chế biến, đóng gói, kiểm soát hàng hoá tạo thành “chuỗi” giá trị hàng hoá cây chè Shan Tuyết của Hoàng Su Phì. Làm như vậy sẽ tạo ra giá trị “gia tăng” cho sản phẩm chè hữu cơ của Hoàng Su Phì nói riêng và của Hà Giang nói chung. Và điều kiện nêu trên sẽ là hướng đi phát triển bền vững cho cây chè Shan tuyết của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.

 

Xin nhắc lại rằng: Tài liệu được Hiệp hội chế biến Nông sản Miền Bắc đánh giá trong dịp Hà Giang tổ chức Hội Trà các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 8 tỉnhcuối năm 2007, đầu 2008, xác nhận: Chè Shan tuyết Hà Giang là một trong những vùng chè Cổ có nguồn dự trữ gen “Đầu dòng” cần được bảo tồn. Trước đó, vào năm 2004 cây chè Shan tuyết tại các vùng Cao Bồ, Thượng Sơn, Túng Sán... của 2 huyện Vị Xuyên – Hoàng Su Phì cũng đã được Chính phủ Thụỵ Điển và Na Uy tài trợ đưa vào bảo tồn nguồn gen cây chè quý hiếm coi đó là “báu vật” của thiên nhiên ban tặng cho thế giới loài người. Có 2 loại tài nguyên mang tính quyết định cho sự phát triển đó là: Con người và đất đai khoáng sản. Với trên 65.000 con người 17 dân tộc anh em cùng sinh sống trên dải đất Miền Tây dãy Tây Côn Lĩnh đã mang đến cho Hoàng Su phì bản sắc riêng giàu có. Gắn liền với bề dày đời sống, văn hoá truyền thống hàng ngàn năm của đồng bào nơi đây là một vùng chè Shan tuyết cổ thụ trải dài, rộng khắp 14/25 xã, thị trấn. Cây chè, cộng bản sắc văn hoá ngàn đời hiện đang là cơ hội, cũng là thách thức để Hoàng Su Phì hội nhập, phát triển bền chắc, đóng góp tích cực cho sự phát triển sức khoẻ con người bằng các sản phẩm chè hữu cơ có “một không hai” hiện nay.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gấp rút chuẩn bị Hội thi “Cán bộ khuyến nông giỏi người dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc”
HGĐT- Nằm trong chuỗi sự kiện của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về các hoạt động thông tin tuyên truyền công tác khuyến nông trên địa bàn toàn quốc, năm nay tại tỉnh ta sẽ diễn ra các sự kiện đáng chú ý về công tác khuyến nông như: Hội thi “Cán bộ khuyến nông giỏi người dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc” và Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển
31/10/2012
Khẩn trương tìm kiếm 23 người mất tích do bão số 8
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các địa phương khẩn trương tìm kiếm người bị mất tích do bão số 8.
30/10/2012
Cơm 5.000 đồng cho người nghèo Hà Nội
Hà Nội trở lạnh và mưa rả rích, nhưng những tình nguyện viên áo vàng với chiếc tạp dề quen thuộc vẫn xuất hiện đúng giờ.
30/10/2012
Khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố Hà Giang
HGĐT- Công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn, đặc biệt là ở các xãngoại thành được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang trong thời gian qua. Chính vì vậy, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, thành phố đã rất quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến bước
30/10/2012