Mèo Vạc từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững

08:07, 08/11/2012

HGĐT- Xoá đói, giảm nghèo (XĐGN) là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mèo Vạc đặt lên hàng đầu.



Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mà nhiều nghề truyền thống của người dân được khôi phục, tạo nguồn thu ổn định.

Trong ảnh: Nghề đan “Quẩy tấu” của người Mông, xã Giàng Chu Phìn.


Đây là nhiệm vụ lâu dài, trọng tâm, thường xuyên trong phát triển KT - XH của địa phương. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện, sự tham gia tích cực của MTTQ, các đoàn thể, doanh nghiệp và sự nỗ lực của nhân dân, KT - XH của Mèo Vạc đã có bước tăng trưởng đáng kể, tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp và toàn xã hội về giảm nghèo; phần lớn hộ nghèo, người nghèo đều có ý thức khắc phục khó khăn, tự lực vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống...

 

Chính từ sự nhận thức đó mà thời gian qua, các chính sách về giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, cơ bản đã bao phủ được số người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn của huyện. Người nghèo ngày càng được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội đầy đủ, công bằng, toàn diện hơn; chất lượng các dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ về giảm nghèo đã tốt hơn, tạo điều kiện để các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Phong trào xã hội hoá về XĐGN được triển khai sâu rộng, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể. Cùng với đó, các chủ trương, chính sách đã ban hành tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả; đồng thời nhiều chương trình được triển khai thực hiện hiệu quả như: Nghị quyết 30a của Chính phủ, Quyết định 167 và Phương án giảm nghèo nhanh và bền vững tại 35 xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%... Có thể khẳng định rằng, các chính sách thuộc chương trình giảm nghèo được triển khai lồng ghép với những chương trình khác về phát triển KT-XH đã cải thiện khả năng tiếp cận của người nghèo đối với nhiều dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản; nhận thức, năng lực, trách nhiệm về XĐGN được nâng cao, có những bước đột phá quan trọng, nhất là mục tiêu giảm nghèo và được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, điển hình như các phong trào: Tiết kiệm chi tiêu của các đơn vị, cá nhân huy động xây dựng Quỹ XĐGN, Quỹ Ngày vì người nghèo... Nổi bật là phong trào cán bộ, đảng viên và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp hộ nghèo xoá nhà tạm... Nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong XĐGN mà nội lực được khai thác triệt để, sức dân được huy động tối đa cho việc xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, cơ sở hạ tầng, hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, đời sống VH-XH của nhân dân ngày càng được nâng cao; số người nghèo được thụ hưởng các thành quả KT-XH ngày càng nhiều, đời sống không ngừng được cải thiện, người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Trong quá trình triển khai các chính sách và Nghị quyết về giảm nghèo của huyện Mèo Vạc, nhiều đơn vị, đoàn thể, cá nhân trong huyện đã có cách làm hay, tích cực trong huy động nguồn lực phục vụ công tác XĐGN và đem lại hiệu quả cao. Kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề về XĐGN bền vững giai đoạn 2011 – 2015, huyện Mèo Vạc đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ Chương trình xoá nhà tạm được trên 1.900 hộ; vận động đoàn thể, doanh nghiệp T.Ư cam kết hỗ trợ cho huyện trên 30 tỷ đồng... Nhờ đó, các hạng mục công trình đường giao thông nông thôn, xoá nhà tạm, xây dựng bể nước, hỗ trợ trang thiết bị y tế, giáo dục ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua các chương trình hỗ trợ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân mà mức thu nhập bình quân theo đầu người năm 2012 của huyện Mèo Vạc đã tăng lên 7,3 triệu đồng/người/năm, tăng 32,24% so với năm 2010; gần 1.200 hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi và trong 2 năm qua, toàn huyện đã có gần 1.200 hộ thoát nghèo, giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 63,88% năm 2010 xuống còn 56,93% cuối năm 2011...

 

Từ sự chỉ đạo thiết thực, cụ thể của các cấp ủy Đảng, công tác XĐGN trên địa bàn huyện được đảm bảo, góp phần giúp cho người nông dân tích cực đẩy mạnh lao động, sản xuất, đảm bảo được an ninh lương thực và tự xoá đói, giảm nghèo.


TUẤN ANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gấp rút chuẩn bị Hội thi “Cán bộ khuyến nông giỏi người dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc”
HGĐT- Nằm trong chuỗi sự kiện của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về các hoạt động thông tin tuyên truyền công tác khuyến nông trên địa bàn toàn quốc, năm nay tại tỉnh ta sẽ diễn ra các sự kiện đáng chú ý về công tác khuyến nông như: Hội thi “Cán bộ khuyến nông giỏi người dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc” và Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển
31/10/2012
Khẩn trương tìm kiếm 23 người mất tích do bão số 8
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu các địa phương khẩn trương tìm kiếm người bị mất tích do bão số 8.
30/10/2012
Cơm 5.000 đồng cho người nghèo Hà Nội
Hà Nội trở lạnh và mưa rả rích, nhưng những tình nguyện viên áo vàng với chiếc tạp dề quen thuộc vẫn xuất hiện đúng giờ.
30/10/2012
Khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố Hà Giang
HGĐT- Công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn, đặc biệt là ở các xãngoại thành được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang trong thời gian qua. Chính vì vậy, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, thành phố đã rất quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến bước
30/10/2012