Theo đó, nhóm 1 có tỷ lệ giới tính khi sinh lớn hơn 112 bé trai/100 bé gái, gồm 21 tỉnh, thành phố: Sơn La, Hưng Yên, Bắc Ninh, Kiên Giang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nghệ An, Hải Dương, Ninh Bình, Lào Cai, Nam Định, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Lai Châu, Trà Vinh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hòa Bình. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao nhất, đơn cử như tỉnh Sơn La là 118,2 bé trai/100 bé gái; tỉnh Hưng Yên 118,1 bé trai/100 bé gái; tỉnh Bắc Ninh 117,7 bé trai/100 bé gái, Hà Nội 113 bé trai/100 bé gái…
Nhóm 2 có tỷ số giới tính khi sinh 109-112 bé trai/100 bé gái, gồm 18 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bình Phước, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Phú Thọ, Cao Bằng, Hà Nam, Quảng Ngãi, Thái Bình, Bến Tre, Bình Thuận, Quảng Trị, Bình Định, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Khánh Hòa, Đắk Lắk. Nhóm 3 có tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái, gồm 24 tỉnh, thành phố: An Giang, Yên Bái, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên, Tây Ninh, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Điện Biên, Đà Nẵng, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Bạc Liêu, Đồng Tháp.
Bộ Y tế yêu cầu, các tỉnh, thành phố căn cứ vào danh sách đã được phê duyệt tại quyết định này để xây dựng kế hoạch thực hiện đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025.
Gửi phản hồi
In bài viết