Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Trước đó, APG bị sự cố liên tiếp vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, hiện đã sửa chữa xong nhánh S6 vào ngày 16-4, sửa xong nhánh S9 vào ngày 31-3 và sửa chữa xong nhánh S4 vào ngày 28-5 vừa qua. Tuy nhiên, lưu lượng chưa được khôi phục và phải đợi hoàn thành sửa nhánh S7 (vị trí cách trạm cập bờ Đà Nẵng 206km) thì toàn tuyến mới hoạt động trở lại bình thường.
Thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) cũng đã hoàn thành việc sửa chữa, khôi phục lại toàn bộ dung lượng trên tuyến trong tuần cuối của tháng 5.
Như vậy, đến nay, 4/5 tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố đã được sửa xong, khôi phục lại kênh truyền.
Trước đó, đầu tháng 5-2023, Cục Viễn thông cũng đã thông tin về việc 2/5 tuyến cáp biển là IA (Intra Asia, còn gọi là Liên Á) và SMW3 (Se Me We 3) đã hoàn thành việc sửa chữa trong tháng 4-2023. Tiếp đó, vào ngày 20-5, phân đoạn S1H của tuyến cáp AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1) cũng đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng.
Như vậy, thông tin cả 4 tuyến cáp quang biển quốc tế IA, SMW3, AAE-1, AAG đã hoàn thành việc sửa chữa, khôi phục hoạt động bình thường trở lại sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo đảm chất lượng dịch vụ internet Việt Nam ổn định. Các nhà mạng cũng sẽ linh hoạt hơn trong việc điều hướng lưu lượng, bảo đảm chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng.
Theo kế hoạch, trong năm 2023, đầu 2024, các doanh nghiệp sẽ đưa thêm 2 tuyến cáp biển (ADC, SJC2 - cập bờ đặt tại Bình Định) vào sử dụng. Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn thông sẽ đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, xây dựng thêm 4-6 tuyến cáp quang biển mới để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Gửi phản hồi
In bài viết