Hoạt động nghiên cứu thực hành của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31/12/2023, cả nước có 187 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước; 9 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn nước ngoài.
Các tổ chức đánh giá tiêu chuẩn nước ngoài gồm: Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES); Quỹ Kiểm định các chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế (FIBAA); Mạng lưới Bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA); Cơ quan Bảo đảm Chất lượng giáo dục đại học Anh quốc (QAA).
Trường đại học Gia Định đón nhận Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho 4 ngành học
Đối với các chương trình đào tạo, có 1.125 chương trình được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 486 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài. Trong đó, nhiều chương trình được đánh giá bởi các tổ chức ở Mỹ, châu Âu như: Ủy ban Văn bằng Pháp (CTI), Mạng lưới kiểm định đào tạo kỹ thuật của châu Âu (ENAEE), Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ, Hoa Kỳ (ABET), Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ (ACBSP), Hiệp hội MBA (AMBA)…
Một số cơ sở giáo dục đại học có nhiều chương trình đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài như: Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) 50 chương trình; Đại học Bách khoa Hà Nội 45 chương trình; Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 14 chương trình; Đại học Ngoại thương 9 chương trình; Trường Quản trị và Kinh doanh (Đại học Quốc gia Hà Nội) 8 chương trình…
Gửi phản hồi
In bài viết