Cụ thể, 6 trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật gồm:
1. Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng: Nhỏ hơn hoặc bằng 1 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 1 chủng loại giống cho 1 lần nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường.
3. Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia.
5. Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia.
6. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật; thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh thì phải nộp phí theo quy định.
Phí thẩm định cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật như sau: Đối với khảo nghiệm diện rộng và diện hẹp mức phí là 6 triệu đồng/lần; trường hợp khảo nghiệm diện rộng mức thu là 3,5 triệu đồng/lần.
Đối với thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật: Trường hợp đăng ký chính thức mức thu 9 triệu đồng/lần; đăng ký bổ sung, gia hạn mức thu 2,5 triệu đồng/lần; phí thẩm định cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, mức thu 6 triệu đồng/lần…
Tổ chức thu phí gồm Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Chậm nhất ngày 5 hằng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/7/2021.
Gửi phản hồi
In bài viết