Mẫu thiết kế lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) của Tập đoàn điện lực Westinghouse (Mỹ). Ảnh: Reuters
Anh là một trong hơn 20 quốc gia, bao gồm Mỹ, Pháp và Hàn Quốc, gần đây đã ký cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng điện hạt nhân toàn cầu vào năm 2050 như một phần của những nỗ lực quốc tế nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon gây hại cho khí hậu.
Anh cho biết, khoản đầu tư mới sẽ hỗ trợ sản xuất uranium làm giàu ở mức độ thấp (HALEU). Ở thời điểm hiện tại, Nga là quốc gia châu Âu duy nhất sản xuất HALEU với mục đích thương mại. Tương tự những quốc gia khác cùng châu lục, Anh đã nỗ lực tìm biện pháp giảm phụ thuộc năng lượng vào Nga kể từ khi Moscow phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine hồi đầu năm 2022.
Trong một tuyên bố, Bộ An ninh năng lượng Anh nêu rõ, việc khởi động chương trình HALEU sẽ cho phép Anh cung cấp cho thế giới nhiên liệu hạt nhân chuyên dụng. Tuyên bố cũng cho thấy, nhà máy sản xuất đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu những năm 2030 ở phía Tây Bắc quốc gia này. Thông tin chi tiết hơn về chương trình này sẽ được trình bày trong một báo cáo chiến lược.
Theo Reuters, mặc dù vấp phải sự phản đối từ các nhóm vận động môi trường nhưng Anh đã nhận thấy vai trò trung tâm của việc hồi sinh năng lượng hạt nhân trong chiến lược năng lượng dài hạn của quốc gia này. Năm 2023, Anh cũng đã đẩy mạnh những nỗ lực phát triển các lò phản ứng hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) nhằm đơn giản hóa quá trình sản xuất, hạ giá thành và hạn chế tình trạng chậm trễ đã dẫn đến sự trì trệ kéo dài hàng thập kỷ trong việc mở rộng công suất điện hạt nhân trên phạm vi toàn cầu.
Gửi phản hồi
In bài viết