Hiện, các biện pháp trừng phạt pháp lý đang được Chính phủ Ba Lan xem xét và có thể đưa ra vào tháng tới nếu lượng vaccine không được cung cấp đúng như đơn đặt hàng. Trong một diễn biến tương tự, nhà sản xuất vaccine khác là AstraZeneca cũng đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ Liên minh châu Âu vì không cung cấp hàng như đã thỏa thuận.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda
Khó khăn lớn nhất của các nước thành viên EU là việc các nước chỉ được phép mua và sử dụng các loại vaccine đã được cơ quan Y tế của EU chấp thuận. Đây là một thiệt thòi so với các nước ngoài khối bởi hiện trên thế giới đã có nhiều loại vaccine được các nước cho phép sử dụng. Một trong số đó là vaccine Sputnik V của Nga.
Tuy nhiên, mới đây, Hungary đã trở thành một ngoại lệ khi là nước EU đầu tiên ký hợp đồng mua loại vaccine này để thực hiện chiến lược tiêm chủng của mình.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngoài các vaccine đã được cấp phép, hiện, trên thế giới vẫn còn 237 loại vaccine tiềm năng vẫn trong quá trình phát triển, trong đó có 64 loại đang được thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia như Đức, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ./.
Gửi phản hồi
In bài viết