Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tham dự Khóa họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. (Ảnh: TTXVN)
Theo bài viết, Việt Nam hiện là điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Việt Nam cũng đã hoàn thành Báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền LHQ và đang tiến hành những khuyến nghị cho UPR chu kỳ 3. Việt Nam đặc biệt quan tâm tới các công ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Việt Nam hiện là thành viên của 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng rãi.
Tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Tỷ lệ ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 cũng gần như tuyệt đối.
Bài báo nhấn mạnh, trong các nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực tại HĐBA LHQ, Việt Nam đã tập trung thành công trong việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hợp tác giữa HĐBA LHQ và các tổ chức khu vực, tái thiết hậu xung đột, xây dựng hòa bình… Các thành viên LHQ công nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền và quyền tự quyết.
Theo bài viết, hành trình thành công của Việt Nam với LHQ còn được ghi dấu bằng những bước tiến đáng chú ý trong giai đoạn 1995-1999, trong đó có việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Mỹ. Bài viết nhận định, một phần trọng tâm trong chính sách mở cửa và gắn kết với thế giới của Việt Nam chính là tâm thế sẵn sàng để có được tiếng nói và vị thế nổi bật hơn tại LHQ. Bài viết khẳng định, việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự tham gia của Việt Nam vào hệ thống quốc tế.
Gửi phản hồi
In bài viết