Trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) được cấp room tăng trưởng cao nhất là 23,4% cho cả năm, tăng thêm 6% so với mức 17,4% trước đó. Ba ngân hàng khác được tăng trưởng tín dụng trên 20% trong năm nay còn có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank: 22,1%), Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB: 22%) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB: 21%).
Các ngân hàng khác cũng được nới mạnh room tín dụng, như Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB: 19,1%), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank: 17,1%), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB: 15%), Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB: 13,1%).
Trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, room tín dụng được nới lên có Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank: 15%); Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank: 12,5%) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV: 12%).
Đại diện Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, dịch bệnh lần thứ 4 với quy mô rộng đã làm giảm nhu cầu tín dụng trong nửa sau của năm nay. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại vừa qua có thể giúp dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm nay đạt 13%, cao hơn so với năm 2020. Với mức tăng trưởng này, dự kiến riêng quý IV-2021, toàn ngành ngân hàng sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng 5,1%.
Số liệu mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cho thấy, tính đến ngày 29-10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 9,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,72% so với đầu năm (cùng kỳ năm 2020 tăng 6,48%). Riêng khu vực Hà Nội, tăng trưởng tín dụng đạt hơn 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với tháng 9 và tăng 10,4% so với đầu năm.
Gửi phản hồi
In bài viết