Israel mở rộng tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường. (Ảnh: REUTERS)
Tuy nhiên, EMA khẳng định, quyết định cuối cùng liên quan đến mũi tiêm tăng cường phải do cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia đưa ra.
Các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) có những chính sách khác nhau về tiêm mũi vaccine tăng cường. Pháp, Italia, Ireland đã triển khai chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường. Italia bắt đầu tiêm mũi bổ sung cho người có sức đề kháng kém, người cao tuổi và nhân viên y tế, tổng số khoảng 9 triệu người. Kết quả nghiên cứu công bố ngày 4/10 ở Italia chỉ ra rằng, vaccine ngừa Covid-19 ít hiệu quả hơn đối với những người có hệ miễn dịch yếu, nên cần tiêm liều tăng cường cho nhóm có nguy cơ cao mắc Covid-19.
Trong khi đó, Hà Lan ưu tiên cao triển khai tiêm mũi tăng cường với những đối tượng suy giảm miễn dịch, gồm khoảng 400.000 người. Tại Đức, Ủy ban tiêm chủng thường trực của nước này chỉ ủng hộ tiêm mũi tăng cường cho người bị suy giảm miễn dịch, như bệnh nhân ung thư, người được cấy ghép nội tạng…
Israel thông báo chỉ cấp "thẻ xanh" cho người đã tiêm ba mũi vaccine ngừa Covid-19 hoặc người mới hồi phục sau khi mắc Covid-19. Quy định này thay thế cho yêu cầu cũ chỉ tiêm hai mũi. Israel là một trong những nước đầu tiên triển khai tiêm mũi thứ ba vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cho các nhóm nguy cơ cao vào tháng 7 vừa qua và sau đó áp dụng cho tất cả những người trên 12 tuổi.
Tại khu vực Mỹ Latin, Peru xác nhận sẽ triển khai tiêm mũi thứ ba vaccine cho nhân viên y tế tuyến đầu, người trên 65 tuổi và bệnh nhân có bệnh lý nền. Bộ trưởng Y tế Peru Hernando Cevallos nêu rõ, Peru sẽ sử dụng các loại vaccine của Pfizer và AstraZeneca để tiêm mũi thứ ba, do đã có những bằng chứng về hiệu quả của việc tiêm mũi tăng cường sau hai mũi tiêm đầu tiên của các loại vaccine này.
Gửi phản hồi
In bài viết