Đây là kết quả của 12 năm phát triển của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và 30 quốc gia tham gia EUMETSAT. Vệ tinh MTG-I1 sẽ được phóng vào cuối năm nay trên tên lửa đẩy Ariane 5 và mang theo những camerra quan sát sắc nét hơn lên bầu trời ở châu Âu và châu Phi.
Vệ tinh nặng 3,8 tấn sẽ trả về hình ảnh từ năm sau và sẽ được tham gia vào quỹ đạo địa tĩnh. Với ba vệ tinh hình ảnh MTG-I và hai vệ tinh "phát âm thanh" trong không gian lần đầu tiên MTG-S, vào năm 2030, chùm vệ tinh này có khả năng cắt lớp bầu khí quyển giống như máy quét y tế.
Hy vọng rằng các chuyên gia dự báo sẽ có được những hình ảnh quý giá để dự đoán những cơn bão và lũ lụt trong thời gian gần.
Và việc quét bầu khí quyển sẽ cung cấp bức tranh tốt hơn về các điều kiện hiện tại để đưa vào các mô hình máy tính.
Ông Herve Roquet, Phó giám đốc nghiên cứu của Meteo France, cho biết: “Ngày nay, có một thách thức thực sự để có thể tính toán trạng thái ban đầu của thời tiết".
Sáng kiến này là một cuộc chạy đua chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết đang ngày càng trầm trọng hơn do hiện tượng ấm lên toàn cầu vốn được ước tính đã tiêu tốn 100 tỷ USD trên toàn thế giới trong năm 2021.
Các kỹ sư cho biết, kỹ thuật định vị hoặc quét sẽ phát hiện được các cơn bão trước khi chúng xuất hiện trên radar truyền thống.
Ông Paul Blythe, Giám đốc chương trình MTG tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết: "Khi cơn bão đang phát triển, chúng ta có thể nhìn thấy nó. Nó đang bốc lên và chúng ta có thể dự đoán nó".
Ngày 7/9, tại khu phức hợp bên bờ biển của nhà máy Thales Alenia Space do Pháp-Ý điều hành ở Cannes, Pháp, các kỹ sư đã tập trung xung quanh vệ tinh có hình dạng giống như một chiếc xe tải nhỏ, để kiểm tra lần cuối trước khi nó được trang bị tấm pin năng lượng mặt trời trong những ngày tới.
Ông Cristian Bank, Giám đốc phát triển tại EUMETSAT, cho biết: “Các vệ tinh này càng nhạy và có khả năng càng cao thì chúng càng có thể theo dõi các hiện tượng thời tiết một cách chủ động”.
Gửi phản hồi
In bài viết