Một cơ sở sản xuất LNG của Qatar. (Ảnh REUTERS)
Trong khi đó, tại cuộc thảo luận ngày 28/11, các nước thành viên EU không đạt đồng thuận về áp trần giá dầu thô của Nga được vận chuyển bằng đường biển. Nguyên nhân do Ba Lan cho rằng mức trần phải được đặt thấp hơn đề xuất của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). EU chưa ấn định thời điểm mới để tiếp tục đàm phán, trong khi việc áp trần giá dầu thô của Nga dự kiến có hiệu lực từ ngày 5/12 tới.
Nếu không đạt thỏa thuận, EU sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn, vốn được thống nhất từ hồi tháng 5, theo đó cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/2/2023. Hungary và hai quốc gia Trung Âu không giáp biển khác được miễn trừ và được tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga qua hệ thống đường ống.
G7 đề xuất một chính sách mềm dẻo hơn lệnh cấm vận của EU nhằm bảo đảm nguồn cung dầu mỏ ổn định cho nền kinh tế toàn cầu. Theo đề xuất của G7, EU và các khách hàng khác tiếp tục mua dầu của Nga, nhưng chỉ ở mức giá bằng hoặc thấp hơn mức G7 đã thỏa thuận là từ 65 đến 70 USD/thùng.
Bloomberg ngày 28/11 đưa tin, giá dầu mỏ xuất khẩu Urals của Nga đã giảm xuống còn 51,96 USD/thùng, dưới mức giá trần đề xuất của EU. Bộ Tài chính Nga cho biết, giá trung bình dầu Urals của Nga trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay tăng 17,86% so với cùng kỳ năm 2021. Ngân hàng trung ương Nga dự báo, giá trung bình dầu Urals năm 2022 vẫn đạt 78 USD/thùng.
Gửi phản hồi
In bài viết