Để ngăn chặn những nguy cơ của “cách mạng màu”, chúng ta cần phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; củng cố, tăng cường niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh chống thoái hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và tệ nạn tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, khắc phục kịp thời mâu thuẫn nội bộ, các biểu hiện suy thoái, phai nhạt lý tưởng. Đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi sai trái, lạm dụng chức vụ, quyền hạn tham nhũng, lãng phí, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Phát hiện, vô hiệu hóa kịp thời các phần tử cơ hội, bất mãn, phản bội.
Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội. Làm tốt công tác giảm nghèo bền vững; chăm lo phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Về văn hóa, tư tưởng, cần nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân về “cách mạng màu”, cần công khai, minh bạch thông tin cho nhân dân những thông tin cần thiết để người dân không tiếp cận những thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội.
Đối với tỉnh ta, cần tiếp tục tăng cường công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo bằng nhiều hình thức. Củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống nhân dân, làm tốt công tác nắm tình hình dư luận nhân dân, không để xảy ra những điểm nóng về an ninh trật tự, không để các đối tượng phản động lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc kích động nhân dân, chia rẽ mối quan hệ máu thịt gắn bó giữa Đảng với Dân, để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “cách mạng màu” xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa.
Gửi phản hồi
In bài viết