Nội dung bài viết đã đưa 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong các giải pháp trọng tâm đó, giải pháp thứ 4 nêu rõ: xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”, đây là giải pháp căn cơ nhằm xây dựng nền tảng bền vững trong đời sống xã hội, trở thành một giá trị lâu dài, thấm sâu vào ý thức và hành động của từng cá nhân, tổ chức trong phòng, chống lãng phí. Để thực hiện tốt giải pháp đó, cần làm tốt những vấn đề sau:
Trước tiên là nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, các tổ chức, tạo sức mạnh tổng hợp trong tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quan tâm, chủ động lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các chương trình giáo dục, đào tạo, các chương trình – sự kiện của cộng đồng; các buổi sinh hoạt chuyên đề; các hội thảo, tọa đàm… về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ảnh minh họa: Báo Hải Dương
Xây dựng tinh thần gương mẫu của lãnh đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là lãnh đạo các cấp cần xác định việc tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, còn mang ý nghĩa đạo đức, trách nhiệm xã hội. Sự gương mẫu, tự giác mọi lúc, mọi nơi của lãnh đạo sẽ lan tỏa sâu rộng, tạo hiệu ứng hình thành lối sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và thế hệ tương lai đối với việc tiết kiệm, chống lãng phí.
Lồng ghép vào công việc hàng ngày và xây dựng thói quen tiết kiệm cá nhân. Mọi tổ chức trong xã hội cần tích cực áp dụng công nghệ hiện đại để giảm thiểu lãng phí tài nguyên (chuyển đổi số, họp trực tuyến, văn phòng không giấy tờ…), có các chỉ tiêu tiết kiệm của kế hoạch công tác. Động viên mỗi cá nhân trong cộng đồng chung tay thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trong sinh hoạt hàng ngày như sử dụng điện, nước, tài sản công…hợp lý.
Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn lao về mặt xã hội, đạo đức và môi trường. Là nền tảng quan trọng tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Gửi phản hồi
In bài viết