Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy của Báo chí Cách mạng Việt Nam

- Cũng như các lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản: Các Mác, Ph.Ăng ghen, V.I Lênin..., Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Người đã thấy rõ vai trò quan trọng của báo chí cách mạng. Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động báo chí, để báo chí góp phần quan trọng vào sự phát triển và thắng lợi của phong trào cách mạng.

Bác Hồ tự đánh máy các bài viết của mình tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí phải là tiếng nói của chính nghĩa, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng. Trên hành trình tìm đường cứu nước, tại Đại hội Tua, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo: "Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có...". Năm 1922, Người đã thành lập tờ báo “Người cùng khổ” để đoàn kết và tổ chức phong trào của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân Pháp. Người đã có nhiều bài viết về chế độ báo chí, quyền tự do báo chí và đã thành lập nhiều tờ báo: “Thanh niên”; “Việt Nam độc lập”... Khi trở về nước lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám 1945, Người căn dặn các nhà báo: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà". Người cho rằng: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ..."

Người đã có nhiều bài viết về chế độ báo chí, quyền tự do báo chí và đã thành lập nhiều tờ báo: “Thanh niên”; “Việt Nam độc lập”... Khi trở về nước lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám 1945, Người căn dặn các nhà báo: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”. Người cho rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...”.

Khi đất nước bị xâm lược, đồng thời với chiến tranh quân sự, kẻ thù sử dụng phương thức tuyên truyền để gây tâm lý hoang mang, dao động trong Nhân dân. Trách nhiệm của báo chí lúc này là phải đập tan luận điệu tuyên truyền giả dối và thâm độc của địch, như Người căn dặn: “Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền, cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự”. Người thường sử dụng từ “chiến sĩ” để nhấn mạnh tinh thần xung phong, dũng cảm trong công việc của các nhà báo. Theo Người, nhà báo - chiến sĩ phải có dũng khí, không để ngòi bút lệ thuộc vào tiền tài, địa vị, quyền lực, “phải có lập trường chính trị vững chắc”; “Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên, các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.

Thực hiện chỉ dẫn của Người, báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Báo chí góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thực sự khởi sắc và góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua.

Phát huy vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí ngày nay đang tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; những thành tựu của đất nước trên các lĩnh vực, khẳng định “cơ đồ, vị thế và uy tín quốc tế” của đất nước; đồng thời tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phản ánh gương người tốt, việc tốt, phê phán cái xấu, cái ác... Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, biên tập viên là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, năng động, sáng tạo đã sử dụng vũ khí sắc bén của mình để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân, đấu tranh vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng.        
 

An Nhiên

Tin cùng chuyên mục