Chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc

- Sáng ngày 18-1, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác quốc phòng ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương năm 2023; triển  khai nhiệm vụ năm 2024; công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang.

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dự và chủ trì tại điểm cầu tại Hà Nội. Tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang, Đại tá Đặng Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì.

Năm 2023, công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương đã được triển khai, hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động khắc phục khó khăn, lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng.

Công tác giáo dục quốc phòng – an ninh có nhiều đổi mới; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nhiệm vụ quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh, đối ngoại.

Thực lực, tiềm lực, thế trận quốc phòng của Trung ương đến địa phương được tăng cường; sức mạnh bảo vệ Tổ quốc được nâng lên, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Trong năm 2024, Bộ, ngành Trung ương, Quân khu, địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng - an ninh; chủ động, nhạy bén, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo chính xác những vấn đề chiến lược tác động trực tiếp đến nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị dự hội nghị.

Từ Trung ương đến địa phương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về quân sự - quốc phòng; thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng – an ninh; kết hợp quốc phòng, đối ngoại.

Đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động hiệu quả các nguồn lực, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; chú trọng xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhất trí các nội dung đánh giá trong báo cáo; yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương năm 2023 tiếp tục lãnh đạo công tác quốc phòng năm 2024 theo kế hoạch đề ra.

Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến quốc phòng và phối hợp giải quyết kịp thời, dứt điểm khuyết điểm, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Các địa phương đặc biệt chú trọng, quan tâm đầu tư xây dựng thành phần, thế trận quân sự của khu vực phòng thủ, có quy hoạch, kế hoạch, lộ trình xây dựng; đổi mới, nâng cao chất lượng diễn tập khu vực phòng thủ, bảo đảm thực chất và hiệu quả.

Nhân dịp này, có 20 tập thể được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác quốc phòng năm 2023.

Tin, ảnh: Bích Hằng

Tin cùng chuyên mục