Cần tạo thành thói quen

- Trên thế giới rất ít nước có Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ở Việt Nam có riêng một Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có từ năm 2006. Tuy nhiên, việc tiết kiệm hay lãng phí liên quan đến công việc thường ngày, đôi khi không phải cố tình nhưng cũng có thể gây lãng phí, nên có thể nói: thói quen tiết kiệm chưa thật sự phổ biến trong tất cả công sở, các công chức, đặc biệt là công chức trong các cơ quan quan trọng, được bố trí nhiều ngân sách...

Hằng ngày, mỗi chúng ta đều được nghe, được quán triệt rằng phải tiết kiệm, chống lãng phí. Nào là tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm giấy, tiết kiệm mực... Tuy vậy, việc thực hành nó ít hay nhiều lại tùy thuộc ở mỗi một cá nhân. Một số người vẫn có suy nghĩ, mình không dùng thì sẽ có người khác dùng. Từ tâm lý đó, nhiều người dễ dãi cho qua, hoặc cứ dùng cho thoải mái vì đằng nào cũng được ngân sách nhà nước cấp rồi... Đây chính là tư tưởng cần phải loại bỏ. Việc thực hành tiết kiệm có thể biểu hiện rất đơn giản từ việc nhỏ nhất như: Sử dụng điện, nước sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu công việc, sinh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm; ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai các nhiệm vụ của cơ quan tiết kiệm kinh phí, công sức, thời gian và giấy tờ, mực in...

Thực hành tiết kiệm chống lãng phí không chỉ cần thực hiện theo đúng pháp luật mà cần những hoạt động thường xuyên, được thực hiện một cách lâu dài nhằm tạo một thói quen tốt, đặc biệt là thói quen tiết kiệm tiền ngân sách. Để thực hành tiết kiệm chống lãng phí được thực thi một cách hiệu quả, mỗi tổ chức, cá nhân phải có ý thức, hành động cụ thể từ những việc nhỏ, hình thành thói quen, nét văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi phương diện từ cơ quan, công sở đến gia đình và mọi sinh hoạt khác.

Lam Nguyễn

Tin cùng chuyên mục