![]() Người tiêu dùng chọn mua hàng trực tiếp không qua mạng điện tử. Ảnh minh họa |
Ông Trần Bình Trọng, phường Tân Quang chia sẻ: Qua thông tin đại chúng, mấy năm gần đây tôi biết đến Ngày quyền của người tiêu dùng. Ngoài việc người tiêu dùng giao dịch mua bán trực tiếp thì hiện nay hình thức thương mại điện tử cũng rất đa dạng đó là một phương tiện rất văn minh, có lợi cho cả người bán lẫn người mua, khi chúng ta chỉ ngồi nhà click chuột thì hàng ở nước ngoài cũng có thể mang về trao tay chúng ta. Và doanh nghiệp cũng quảng bá được đến rất đông đảo người tiêu dùng. Nó góp phần làm cho thị phần thương mại tốt hơn. Nhưng mặt khác, nó cũng có nhiều bất cập. Ở đây, người bán và người tiêu dùng không tiếp xúc trực tiếp, mà chỉ thông qua một phương tiện kỹ thuật. Khi chúng ta chưa am hiểu rõ, mới nghe quảng cáo mà đã đi mua thì sẽ gặp rủi ro rất cao. Lúc quảng cáo rất hay, nhưng khi họ giao hàng thì không phải như vậy. Điều đáng tiếc là địa chỉ ghi trên quảng cáo và địa chỉ thực nhiều khi lại khác nhau. Khi có rủi ro xảy ra rồi, khách hàng gọi đến lại không liên lạc được.
Vì vậy người tiêu dùng phải hết sức tỉnh táo. Bản chất người đi buôn phải có lời, chứ không ai bán lỗ vốn cho mình cả. Do đó họ thường đăng những lời quảng cáo có cánh, đánh vào tâm lý người tiêu dùng là tham lợi. Quảng cáo trên điện tử nó khác với quảng cáo truyền thống. Khi quảng cáo theo cách truyền thống, người tiêu dùng, mục sở thị có thể tiếp cận được trực tiếp với hàng hóa. Ít nhất thì người ta đã có một cái cảm quan và có thể phát hiện được nó thật giả thế nào.
Vừa qua Bộ Công thương cũng khuyến khích các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức và thực hiện trong cả năm, riêng các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2018 được định hướng tổ chức tập trung trong tháng 3-2018 để người tiêu dùng tham gia tìm hiểu để bảo vệ quyền lợi của mình.
Gửi phản hồi
In bài viết