Có câu chuyện đó bởi lâu nay, chúng ta đã thường xuyên được chứng kiến rất nhiều lễ khởi công, khánh thành các công trình hết sức hoành tráng. Chưa kể nhiều nơi các sự kiện ấy được tổ chức gây tốn kém thời gian, công việc của cả đơn vị tổ chức và những người được mời tham dự, kèm theo đó là những bữa liên hoan, nâng ly chúc mừng tốn kém, lãng phí. Tất nhiên đi kèm với mức độ hoành tráng ấy là các khoản chi phí tốn kém tương ứng phải chi ra. Tiền ấy cũng từ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình mà ra, chung quy là ngân sách nhà nước, từ nguồn thuế người dân đóng góp... Vì vậy, các quyết định nói trên đều là các quyết định rất được lòng dân, có tính thuyết phục cao trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện.
Tuy nhiên, dưới cơ sở có nơi việc này chưa được thực hiện nghiêm. Một số nơi vẫn còn coi việc lễ khởi công, khánh thành như một thói quen, nét văn hóa không thể thiếu trong những sự kiện có tính chất dấu mốc trong sự phát triển của địa phương. Thiết nghĩ các sự kiện ấy chỉ có ý nghĩa tích cực trong điều kiện kinh tế phát triển mạnh, nguồn lực tài chính dồi dào. Còn trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, kinh phí còn hạn hẹp, nhiều công trình thiết yếu cho đời sống của người dân còn rất thiếu thốn, nhất là thời kỳ hậu đại dịch Covid-19 thì việc dành được càng nhiều nguồn lực cho các công trình này thiết thực thì càng tốt. Do đó việc không tổ chức, hay tổ chức một cách hết sức tiết kiệm, sẽ có ý nghĩa hơn nhiều so với việc tổ chức lễ lạt linh đình, để dành kinh phí cho các công việc thực sự có lợi ích thiết thực của người dân sẽ càng có ý nghĩa nhiều hơn.
Gửi phản hồi
In bài viết