Tuyên Quang - Thủ đô Kháng chiến

TQĐT - Bộ Kinh tế (Bộ Công Thương) 

Tháng 11-1950, Sở Nội thương trong Bộ Kinh tế được thành lập thay cho Nha Tiếp tế. Ông Hoàng Quốc Thịnh làm Giám đốc. Sở Nội thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương nghiệp, mở mang kinh doanh các loại hàng hóa nhu yếu phẩm góp phần điều hòa cung cầu, bình ổn giá thị trường. Ở các liên khu và một số tỉnh, Bộ Kinh tế chỉ đạo lập chi nhánh, chi cục ngoại thương. Hoạt động ngoại thương chủ yếu là trao đổi hàng hóa giữa vùng tự do và vùng địch tạm chiếm. 

- Nha Thống kê: Có nhiệm vụ sưu tầm số liệu về tất cả các ngành kinh tế tài chính, quốc phòng, y tế, giáo dục để xuất bản kỷ yếu hằng năm. 

- Cục Tiếp tế vận tải: Cục Tiếp tế vận tải thành lập ngày 29-2-1948, ông Nguyễn Văn Cái làm Cục trưởng với gần 20 cán bộ, nhân viên. Cục Tiếp tế vận tải ở, làm việc tại xóm Núi Độc, xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương. Nhiệm vụ của Cục là quyên góp, vận chuyển nguồn lương thực ở các tỉnh từ Khu 4 trở ra lên chiến khu Việt Bắc. Cục đã lập kho, trạm lưu trữ lương thực tại các địa bàn trong chiến khu Việt Bắc. Trạm cung cấp 19 tại thôn Cầu Bì, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương là một trong những trạm lớn có nhiệm vụ cấp phát lương thực, thực phẩm cho các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành đóng trên địa bàn An toàn khu. 

- Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo: Nhà máy xây dựng tại thôn Bình Thể, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa. Tháng 9-1947, nhà máy bắt đầu sản xuất. 

Ông Vũ Xuân Sắc làm Giám đốc, với gần 40 công nhân và 9 cỗ máy (tiện, phay, bào, khoan, mài) sản xuất máy móc và dụng cụ về kỹ nghệ để cung cấp cho kháng chiến. Tháng 10-1947, Nhà máy bị quân Pháp đốt cháy nhà xưởng. Đầu năm 1948, nhà máy được khôi phục, đã có các loại máy: Rập đầu đạn, máy tiện nhỏ, máy trộn thuốc đạn, máy đúc chữ, máy nghiền bột giấy. 

 Vũ Bé (Theo các tài liệu lịch sử)

Tin cùng chuyên mục