Tại lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông đối ngoại giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Tại cuộc hội đàm, hai thứ trưởng nhận định, thông tin đối ngoại là một yếu tố quan trọng đối với công tác đối ngoại của mỗi nước, là cầu nối để mở rộng giao lưu nhân dân giữa hai nước, tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước nói riêng và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của bạn bè quốc tế về mỗi nước nói chung, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam và Lào ra thế giới.
Nhận thấy sự hợp tác trong lĩnh vực thông tin đối ngoại sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trong thời gian tới.
Tại cuộc Hội đàm giữa Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm và Thứ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Keomanyvong Phosy.
Tại hội đàm, lãnh đạo Cục Thông tin đối thoại - Bộ Thông tin và Truyền thông (nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Vụ Truyền thông đại chúng - Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) đã triển khai ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông đối ngoại giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Biên bản ghi nhớ đạt được những thỏa thuận theo nguyên tắc chung là nhằm tăng cường hợp tác giữa các bên trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, phù hợp với pháp luật và quy định có liên quan của mỗi quốc gia và trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.
Thứ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Keomanyvong Phosy phát biểu tại hội đàm.
Hai bên đã xác định các lĩnh vực cùng hợp tác gồm: Quản lý xã hội bằng thông tin và truyền thông; Chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin đối ngoại; Tập huấn về nghiệp vụ thông tin đối ngoại, hợp tác truyền thông quốc tế; Tổ chức hoặc tham gia các sự kiện truyền thông quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi nước; Các vấn đề khác do hai bên cùng nhất trí.
Để đạt được các mục tiêu của Bản ghi nhớ, sự hợp tác giữa các bên sẽ được thực hiện thông qua với các hình thức như:
(a) Thường xuyên trao đổi thông tin về những thành tựu, tiến bộ và kế hoạch phát triển mới nhất trong lĩnh vực thông tin đối ngoại;
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trong thời gian tới.
(b) Tạo điều kiện cho các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan thông tin đối ngoại của hai nước xuất bản tin tức về hai nước;
(c) Khuyến khích các cơ quan báo chí về thông tin đối ngoại của hai nước thiết lập mối quan hệ trực tiếp, trao đổi đoàn, trợ giúp kỹ thuật lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp;
(d) Trao đổi đoàn các cấp, trao đổi đoàn phóng viên để tìm hiểu về các mô hình áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng, phục vụ quá trình phát triển ở đất nước của nhau;
(e) Phối hợp tổ chức các sự kiện, gặp gỡ, giao lưu song phương và đa phương; các cuộc triển lãm; các khoá đào tạo, tập huấn, hội thảo, tọa đàm về thông tin đối ngoại;
(f) Các hình thức hợp tác khác trong lĩnh vực thông tin đối ngoại.
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về công tác thông tin truyền thông đối ngoại giữa Cục Thông tin đối (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Vụ Truyền thông đại chúng (Bộ Thông tin, Văn hoá và Du lịch Lào).
Gửi phản hồi
In bài viết