Phát huy tinh thần “tuổi cao chí càng cao”, nhiều người cao tuổi khi nghỉ công tác ở các cơ quan Nhà nước trở về địa phương vẫn được tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, người có uy tín ở thôn, tổ dân phố. Người cao tuổi đã góp phần tích cực để tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Với trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống, người cao tuổi đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết với cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Thông qua những ý kiến tâm huyết, có chất lượng, mang tính xây dựng của người cao tuổi, ở nhiều nơi, cấp ủy, chính quyền địa phương đã kịp thời khắc phục những thiếu sót, tồn tại, hạn chế để xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cần coi người cao tuổi là lực lượng quan trọng, là nguồn lực phát triển, chú trọng lấy ý kiến, tham vấn của người cao tuổi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi, giúp người cao tuổi được sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.
Hội Người cao tuổi cũng cần phát huy vai trò là cầu nối để tạo điều kiện cho người cao tuổi được chủ động tham gia đóng góp những ý kiến tâm huyết, trung thực, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị như tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình”.
Gửi phản hồi
In bài viết