Người dân tham gia đình công tại Strasbourg, Pháp, ngày 18/10/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh kêu gọi ngừng đình công để tiếp tục đàm phán, trong khi hoạt động khám chữa bệnh có nguy cơ gián đoạn. Cơ quan Dịch vụ y tế công của Anh ước tính, các cuộc đình công trong tuần này có thể khiến 4.500 ca phẫu thuật và 25.000 cuộc hẹn với bệnh nhân ngoại trú bị hủy bỏ.
Tổ chức công đoàn Liên minh giáo dục quốc gia (NEU) tại Anh thông báo ủng hộ tiến hành đình công vào tháng 2 tới nhằm yêu cầu tăng lương. Theo NEU, lương trung bình của giáo viên ở Anh đã giảm hơn 20% trong 10 năm qua, khiến nhiều người phải bỏ việc. Bộ trưởng Giáo dục Anh khẳng định các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, đồng thời cảnh báo đình công tác động tiêu cực đến việc học tập của học sinh.
Tại Pháp, nhiều cuộc đình công cũng diễn ra trong ngày 19/1, nhằm phản đối kế hoạch cải cách lương hưu được cho là không bảo đảm quyền lợi của người lao động. Kế hoạch đang được Quốc hội Pháp thảo luận, trong đó đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi, cũng như tăng các khoản đóng góp cần thiết để được hưởng lương hưu đầy đủ. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy, đa số ý kiến phản đối tăng tuổi nghỉ hưu.
Cảnh báo các cuộc đình công sẽ khiến giao thông gián đoạn nghiêm trọng, Bộ Giao thông Pháp kêu gọi người lao động làm việc ở nhà nếu có thể. Đưa ra cảnh báo tương tự, các nhà điều hành vận tải của Pháp cho biết, nhiều tuyến tàu cao tốc, tàu điện ngầm phải tạm ngừng hoặc giảm hoạt động. Khoảng 20% số chuyến bay đến và đi từ sân bay ở thủ đô Paris bị hủy.
Gửi phản hồi
In bài viết