Tham dự hội thảo có lãnh đạo các ban Đảng Trung ương, Hội LHPN Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc. Tỉnh Tuyên Quang có lãnh đạo các ban Đảng Tỉnh ủy, Hội LHPN tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, công tác phụ nữ tại các tỉnh phía Bắc có nhiều thuận lợi, được cấp ủy các tỉnh, thành tổ chức thực hiện nghiêm túc, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể vào cuộc đồng bộ, phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, sáng tạo của các cấp hội phụ nữ và đã tạo được những thay đổi tích cực.
Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu dự hội thảo.
Vai trò, vị thế của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới được nâng lên rõ rệt. Hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới tiếp tục được hoàn thiện; đội ngũ cán bộ nữ có sự chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng; điều kiện sống của phụ nữ ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, công tác phụ nữ tại các địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: số lượng lao động nữ trong cơ quan hành chính, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội chưa cao; tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy và lãnh đạo còn thấp; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số là lãnh đạo chủ chốt chưa tương xứng với lực lượng cán bộ công chức nữ.
Các tham luận tại hội thảo tập trung vào những vấn đề: phương pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác vận động phụ nữ trong bối cảnh những tác động dễ ảnh hưởng đến phụ nữ như việc làm, biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường. di cư lao động... tác động đến hôn nhân, gia đình, tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại tình dục phụ nữ, vấn nạn tảo hôn, phụ nữ bị mua bán...; những giải pháp đổi mới để thích ứng với bối cảnh nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ còn hạn chế; các chính sách cho nhóm phụ nữ đặc thù cần tăng cường, nhất là với các nhóm nữ yếu thế, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ di cư, phụ nữ người dân tộc thiểu số...
Tham luận của đoàn đại biểu tỉnh Tuyên Quang nêu rõ, hiện nay, tổng số cán bộ nữ của tỉnh Tuyên Quang chiếm 61,65% tổng số cán bộ toàn tỉnh, tỷ lệ có trình độ đại học trở lên chiếm 55,05%. Tỷ lệ cán bộ nữ là cấp uỷ viên, đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đều đạt và vượt yêu cầu của Trung ương quy định.
Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại biểu Trung ương, địa phương.
Trong 3 nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp từ 2010-2015 đến nay, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy tỉnh đạt từ 27,5% đến 29,2%, hiện nằm trong số các tỉnh có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh đạt tỷ lệ cao nhất cả nước.
Từ thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Tuyên Quang đã rút ra những kinh nghiệm: phải luôn quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ; gắn chặt chẽ công tác quy hoạch cán bộ với việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nơi nào người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm, chăm lo công tác cán bộ nữ thì ở nơi đó chuẩn bị được đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Hội thảo là dịp đánh giá tình hình thực hiện công tác phụ nữ, đặc biệt là việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù; tổng quan thực trạng đội ngũ cán bộ nữ trong khu vực; chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác phụ nữ ở các cơ quan, địa phương. Qua đó giúp cho công tác xây dựng các chính sách nhằm phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù hiệu quả, phù hợp.
Gửi phản hồi
In bài viết