Xuất ngũ về địa phương năm 2008, anh được giao đảm nhiệm là Bí thư Chi đoàn và Thôn đội trưởng thôn Đồng Quắc năm 2010. Năm 2011, khi mới 24 tuổi, anh được đứng trong hàng ngũ của Đảng và được đảm nhiệm Phó Bí thư Chi bộ thôn đến năm 2015. Tháng 2-2017, anh được nhân dân tín nhiệm bầu giữ Trưởng thôn. Anh Dự chia sẻ “làm Trưởng thôn phải gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả. Được dân tin là quý lắm! Phải cố gắng để không phụ lòng tin ấy”.
Anh Ma Văn Dự, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đồng Tâm nắm tình hình sản xuất của bà con.
Tháng 6-2019, thôn Đồng Quắc và Đồng Chang sáp nhập thành thôn Đồng Tâm. Thôn có 136 hộ, 526 nhân khẩu. Anh Dự được chỉ định làm Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn lâm thời của thôn mới. “Tên gọi Đồng Tâm có nghĩa là đoàn kết, đồng lòng cùng vượt khó, vươn lên xây dựng cuộc sống no ấm, nhưng đảng viên, người dân của 2 thôn cũ vẫn giữ nguyên nền nếp “thôn nào biết thôn ấy”. Tôi luôn trăn trở với việc xây dựng khối đại đoàn kết 2 thôn” - anh Dự chia sẻ.
Anh Dự phân công đảng viên phụ trách hộ. Bản thân anh và các đồng chí trong chi ủy thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng đảng viên; thường xuyên làm tốt công tác biểu dương điển hình tiên tiến trong việc chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Vừa sáp nhập thôn, Chi bộ nhận nhiệm vụ lãnh đạo thôn xây dựng nhà văn hóa theo chủ trương Nhà nước hỗ trợ cấu kiện, người dân đóng góp tiền mua vật liệu và ngày công làm nhà. Anh Dự kể: “Một số hộ dân không đồng tình với chủ trương còn đa phần người dân 2 thôn nhìn nhau xem thôn nào đóng góp trước. Mặc dù được vận động, tuyên truyền nhưng thái độ người dân vẫn thờ ơ với chủ trương làm nhà văn hóa lắm”. Với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, mỗi đảng viên gương mẫu và tích cực vận động người thân trong gia đình tham gia đóng góp tiền để làm nhà văn hóa. Mặt khác, đảng viên phụ trách các nhóm hộ đến từng hộ gia đình để tuyên truyền vận động và thu tiền. Nhiều hộ hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chi bộ đưa ra giải pháp đóng tiền nhiều lần.
Chỉ sau ba tháng, người dân Đồng Tâm đã hoàn thành xây dựng công trình nhà văn hóa thôn. Ngày 18-11, thôn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trong nhà văn hóa mới. Trong đó, nhân dân đóng góp và xã hội hóa được số tiền khoảng 150 triệu đồng. Anh Dự trực tiếp vận động ủng hộ qua mạng xã hội được gần 8 triệu đồng, 1 tấn xi măng.
Dưới sự lãnh đạo của anh Ma Văn Dự và Chi bộ thôn Đồng Tâm, nhiều hộ dân trồng và thoát nghèo nhờ cây bưởi.
Người dân thôn Đồng Tâm giờ đây đã đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhân dân hăng hái góp sức xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, thôn đã lắp đặt được 2,3 km cấu kiện kênh mương nội đồng. Trong đó, người dân đóng góp gần 1.000 ngày công, ước tính khoảng 180 triệu đồng. Anh Dự còn vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hiện nay, người dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Trọng tâm là phát triển kinh tế rừng, trồng cây ăn quả. Riêng trong năm 2021, thôn đã trồng mới được 12,6 ha rừng, vượt kế hoạch năm gần 14%. Thôn duy trì và phát triển 13 ha bưởi, 1,5 ha thanh long. Hiện nay, số hộ nghèo của thôn là 27 hộ, hộ cận nghèo là 7 hộ; thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm.
Đồng chí Triệu Văn Công, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, rất vinh dự cho địa phương có anh Dự là người uy tín trẻ tiêu biểu được cấp tỉnh tuyên dương. Thời gian tới, Đảng ủy xã tiếp tục xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến là người uy tín để người uy tín là “cây cầu” vững chắc nối dân với Đảng, góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, xây dựng Bình Nhân ngày càng phát triển.
Tiêu chí, điều kiện lựa chọn người có uy tín LTS: Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao và phát huy vai trò của người uy tín đồng bào dân tộc thiểu số. Nhằm phát huy dân chủ, tiếp tục lựa chọn người uy tín thực sự uy tín trở thành “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, người uy tín. Sau đây, Báo Tuyên Quang sẽ đăng tải tiêu chí, điều kiện lựa chọn người có uy tín theo Điều 4, Quyết định số 12: 1. Tiêu chí lựa chọn người có uy tín a) Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam; 2. Điều kiện bình chọn người có uy tín a) Mỗi thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số được bình chọn 01 (một) người có uy tín; (Còn nữa) |
Gửi phản hồi
In bài viết