AI có thể khoanh vùng và chỉ ra những dấu hiệu bất thường trong các hình ảnh kính hiển vi thu được.
Với AI, kính của Google có thể cung cấp nhiều thông tin trực quan như bản đồ nhiệt, ranh giới đối tượng…, qua đó giúp các bác sĩ phân loại mẫu và xác định sự hiện diện của tế bào ung thư hoặc mầm bệnh dễ dàng hơn.
Dự án ARM lần đầu tiên được công bố vào năm 2018, nhưng tới nay mới bắt đầu có sản phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên, Google cho biết, các nguyên mẫu của ARM sẽ còn phải trải qua một số thử nghiệm quan trọng, trước khi nó có thể hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng trong công việc hằng ngày.
Về lâu dài, dự án tham vọng tạo ra một giải pháp có thể tích hợp thêm vào các hệ thống kính hiển vi hiện có trong các bệnh viện và phòng khám. Rào cản lớn nhất của ARM lúc này là chi phí. Với mức giá dự kiến từ 90.000 đến 100.000 USD, ARM được đánh giá là vượt khả năng chi trả của hầu hết các dịch vụ y tế địa phương.
Đây không phải là lần đầu tiên Google đầu tư vào các công cụ hỗ trợ AI với mục tiêu cải thiện độ chính xác của chẩn đoán và lấp khoảng trống thiếu hụt nhân lực y tế.
Gã khổng lồ công nghệ trước đó đã hợp tác với một số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI nhằm cải tiến các giải pháp chăm sóc sức khỏe, và dự kiến sẽ giải ngân tới 200 tỷ USD cho các nỗ lực liên quan đến AI.
Những nỗ lực này của Google nhận được sự quan tâm trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đoán, toàn cầu sẽ thiếu hụt 15 triệu nhân viên y tế vào năm 2030.
Gửi phản hồi
In bài viết