Phối hợp với Jigsaw, các nhà tâm lý học của Đại học Cambridge và Đại học Bristol đã sản xuất các clip có thời lượng 90 giây nhằm cảnh báo mọi người về những nội dung độc hại trên mạng xã hội.
Được đặt ở các vị trí quảng cáo trên nền tảng chia sẻ video YouTube của Google và một số nền tảng khác như Twitter, TikTok và Facebook, những clip này nhằm mục đích giúp mọi người xác định hành vi thao túng cảm xúc trong một tiêu đề tin tức.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 7 cuộc thử nghiệm, trong đó có cuộc thử nghiệm đối với một nhóm người Mỹ trên 18 tuổi thường xem tin chính trị trên YouTube.
Khoảng 5,4 triệu lượt người Mỹ đã xem video clip này trên YouTube, với gần 1 triệu lượt người trong số đó xem trong ít nhất 30 giây.
Chiến dịch được thực hiện với sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ địa phương, các đơn vị làm công tác kiểm chứng thông tin, các học giả và chuyên gia nghiên cứu về tin giả, nhằm xây dựng khả năng đối phó với những tin bài đăng tải thông tin không chính xác về người tị nạn.
Nạn phát tán tin giả và tin sai lệch tại Mỹ và châu Âu trên các nền tảng mạng xã hội đã buộc nhiều chính phủ nghiên cứu và ban hành các luật mới nhằm ngăn chặn tin giả.
Ba Lan nằm trong số những nước được Jigsaw chọn là nơi triển khai chiến dịch này vì nước này đón nhiều người tị nạn từ Ukraine nhất.
Theo kế hoạch, chiến dịch chống tin giả của Google sẽ kéo dài 1 tháng tại 3 quốc gia nói trên.
Gửi phản hồi
In bài viết