Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang chủ trì cuộc họp.
Đề án tập trung thực hiện các dự án gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em…
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, tham gia ý kiến vào hoạt động, nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo, góp ý vào đề án; phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt trên 44 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2-3 %/năm; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số thôn, bản được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; trên 90% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh và tham gia bảo hiểm y tế; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện người dân tộc thiểu số.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang đề nghị Ban Dân tộc tỉnh tiếp thu ý kiến các đại biểu tại cuộc họp và đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo tùy vào nhiệm vụ, chức năng của mình tiếp tục nghiên cứu, có ý kiến trước ngày 10-4 để hoàn thiện đề án phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Gửi phản hồi
In bài viết