Học Bác nói đi đôi với làm

- Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nói đi đôi với làm”, phong trào thi đua lao động sản xuất trong các cấp Hội Nông dân Chiêm Hóa đã được triển khai sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ. Từ nhận thức đến hành động, người nông dân nơi đây đã và đang cụ thể hóa việc học Bác bằng những việc làm thiết thực, gắn với lao động, sản xuất.

Với tinh thần cần cù, sáng tạo và trách nhiệm, mỗi hội viên đều ý thức rõ vai trò của mình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Ông Trần Văn Tú, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa cho biết: “Hội Nông dân cấp huyện đã tích cực triển khai các mô hình học Bác gắn với phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Các cấp Hội đã xây dựng được nhiều mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, tạo sức lan tỏa rộng khắp, tạo động lực để nông dân vươn lên làm giàu.

Học Bác, nông dân trong tỉnh tích cực tăng gia sản xuất. Trong ảnh, trứng gà của nông dân xã Tân Thịnh (Chiêm Hóa) đạt OCOP 3 sao được nhiều người lựa chọn cho bữa ăn của gia đình.

Chúng tôi không dạy lý thuyết suông, mà lấy gương người thật, việc thật ngay trong địa phương để tuyên truyền, nhân rộng. Mỗi việc làm dù nhỏ, miễn là có ích cho cộng đồng, đều xứng đáng được biểu dương”. Các mô hình kinh tế của nông dân mà chính là làm tốt công việc hằng ngày với trách nhiệm cao nhất. Từ việc giữ gìn vệ sinh chuồng trại, chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật, đến việc ứng xử văn hóa, sống nghĩa tình, đó chính là những biểu hiện sinh động nhất của việc học Bác trong đời sống nông dân. Chiêm Hóa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tổ hợp tác chăn nuôi gà ri lấy trứng và gà thịt của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Hòa, xã Phúc Thịnh hiện có 14 hộ tham gia. Quý 1- 2025, Tổ hợp tác đã xuất bán khoảng 8.000 trứng gà và 6 tấn gà thịt. Chị Lý Thị Hồng, Tổ phó Tổ chăn nuôi là một đảng viên trẻ tâm huyết với các sản phẩm nông sản của địa phương đã kết nối, tiêu thụ các sản phẩm gà, trứng gà của Tổ hợp tác.

Chị Hồng chia sẻ, học và làm theo Bác không phải là điều gì cao siêu Hay như mô hình nuôi ốc gác bếp của chị Phạm Thị Nguyệt, thôn Quang Hải, xã Vinh Quang hiện đang được nhiều người lựa chọn là thực phẩm cho gia đình. Để có đủ nguyên liệu sản xuất, chị Nguyệt đã liên kết khoảng 100 người tham gia sản xuất, cung ứng các sản phẩm ốc thịt và trứng ốc ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tại huyện Chiêm Hóa, chị Nguyệt liên kết, chuyển giao kỹ thuật cho gần 50 hộ trên địa bàn, góp phần ổn định đầu vào nguồn sản phẩm, nâng cao thu nhập cho lao động nông nhàn. Tăng cường liên kết sản xuất, đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả, hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn…, là những cách làm cụ thể của Hội Nông dân xã Hòa Phú đồng hành với hội viên.

Ông Lý Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) cho biết, Hội Nông dân xã Hòa Phú có 280 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, thu nhập bình quân đầu người của hội viên đạt 51 triệu đồng/người/năm. Để có được kết quả đó, Hội Nông dân xã đã tuyên truyền nông dân tham gia các lớp tập huấn để người nông dân nắm được kỹ thuật trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ việc học và làm theo Bác, nông dân Chiêm Hóa đã đổi mới tư duy sản xuất, nhờ đó mỗi năm có 7.000 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều mô hình sản xuất của các hộ dân đã mang lại thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, phản ánh rõ ràng sự nỗ lực không ngừng của nông dân Chiêm Hóa. Phong trào học Bác đã trở thành động lực mạnh mẽ, giúp nông dân Chiêm Hóa vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.

Bài, ảnh: Trang Hoàng

Tin cùng chuyên mục