Học cách làm TMĐT từ CEO Lameco Huân Phạm, biến thách thức thành cơ hội

Trong bối cảnh những cảnh báo về chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, nhiều doanh nghiệp lo lắng về những biến động trong chuỗi cung ứng, giá nguyên vật liệu tăng cao và nhu cầu tiêu dùng suy giảm.

Thời đại 4.0: Cơ hội song hành thách thức

Khi chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn ngày càng leo thang, thị trường toàn cầu đối diện với nhiều biến động: gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển gia tăng, và tâm lý e dè của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo Huân Phạm – chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn cho những ai biết nắm bắt.

“Khi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm giải pháp mua sắm tối ưu hơn, và TMĐT chính là một trong những lựa chọn hàng đầu,” Huân Phạm nhận định. Anh cho rằng, dù chịu tác động của chiến tranh thương mại, TMĐT vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự tiện lợi, đa dạng nguồn cung và khả năng thích nghi linh hoạt của doanh nghiệp.

Xuất thân là một người bán hàng trên sàn TMĐT, Huân Phạm đã trải qua những giai đoạn khó khăn từ việc tìm hiểu hệ thống, thu hút khách hàng cho đến duy trì doanh thu. Khi thành lập Lameco vào năm 2019, anh đã xác định rằng TMĐT sẽ là xu hướng tương lai, nhưng cũng đi kèm với những biến động khôn lường của thị trường. 

"Chiến tranh thương mại chắc chắn ảnh hưởng tới ngành TMĐT. Giá nguyên vật liệu biến động khiến người bán phải thích nghi nhanh chóng, các doanh nghiệp cần tinh giản bộ máy và tối ưu chi phí hơn bao giờ hết" - Huân Phạm chia sẻ.

Nhà bán hàng trên sàn TMĐT: Đổi mới hay bị đào thải?

Không thể phủ nhận rằng, cạnh tranh trên các sàn TMĐT đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Theo ý kiến từ Huân Phạm, anh cho rằng chỉ mở gian hàng và đăng sản phẩm không còn đủ để thành công. Nhà bán hàng cần chiến lược bài bản, tận dụng công nghệ, tối ưu vận hành và xây dựng thương hiệu dài hạn.

Tuy nhiên, điều đáng mừng là việc gia nhập thị trường TMĐT chưa bao giờ dễ dàng đến thế. “Trước đây, muốn mở một cửa hàng, bạn cần hàng trăm triệu đồng tiền mặt bằng, nhân sự. Giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại và vài triệu đồng vốn, bạn đã có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng,” anh nói thêm.

Theo Huân Phạm, dù có nhiều rủi ro, TMĐT vẫn là hướng đi đầy tiềm năng trong thời kỳ biến động. Việc chuyển sang kinh doanh trực tuyến giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí, từ thuê mặt bằng, nhân sự đến logistics. Hơn nữa, TMĐT cho phép các nhà bán lẻ tiếp cận với thị trường quốc tế, mở rộng tầm vươn ngay cả trong lúc khó khăn.

"Thay vì lo lắng và bỏ lậu, hãy nghiêm túc nhìn nhận cơ hội. Thế giới online vẫn tăng trưởng mỗi ngày, và những ai nhanh chóng thích nghi sẽ dẫn đầu" - doanh nhân trẻ nhấn mạnh.

Lời khuyên cho nhà bán hàng trong thời kỳ biến động

Trước những lo ngại về chiến tranh thương mại và tác động của nó, Huân Phạm vẫn tin rằng TMĐT sẽ là "miếng bánh" được san sẻ cho những ai dám dấn thân. Theo anh, trong bối cảnh kinh tế biến động, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm những lựa chọn mua sắm tiện lợi, tiết kiệm hơn. Đây chính là lúc TMĐT phát huy lợi thế, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng với chi phí tối ưu hơn so với mô hình truyền thống.

Đồng thời, CEO Lameco cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho các nhà bán hàng trẻ không nên phụ thuộc vào một thị trường hay nhà cung cấp duy nhất cũng như nên giảm thiểu rủi ro bằng cách quản lý tồn kho hiệu quả, sử dụng công nghệ để tự động hóa quy trình.

Thị trường TMĐT thay đổi liên tục, ai nhanh nhạy và dám đổi mới sẽ là người trụ vững. Anh khuyến khích các nhà bán hàng trẻ nên chủ động học hỏi, tận dụng công nghệ, đa dạng hóa nguồn hàng và không ngại thử nghiệm để tìm ra hướng đi phù hợp.

TMĐT đòi hỏi người bán phải liên tục học hỏi, nắm bắt xu hướng thị trường và thích nghi nhanh chóng. Và không phải ai cũng thành công ngay lập tức vì vậy các bạn trẻ cần có sự chuẩn bị nhất định trước khi bước vào thị trường TMĐT.

Tin cùng chuyên mục