Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang Nguyễn Trọng Đoan trao cờ lưu niệm và hoa cho các xã tham gia. Ảnh: Quang Hòa
Tham gia hội thi, các đội sử dụng 3 kg nguyên liệu chè búp tươi bằng giống chè Shan đảm bảo tiêu chuẩn không lẫn giống. Trong thời gian 120 phút, các đội trải qua 2 phần thi: Kỹ thuật sao chè và chất lượng chè sau khi sao. Các đội thi thực hiện kỹ thuật sao chè, mọi công đoạn từ đun lửa, sao chè, vò chè, lấy hương… đều phải thực hiện bằng tay.
Cùng với đó, các đội thuyết minh, giới thiệu về quy trình, kỹ thuật chế biến chè; giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của vùng chè và sản phẩm chè địa phương.
Sản phẩm chè sau khi được sao bằng phương pháp thủ công truyền thống được chấm dựa trên các tiêu chí: Hình thức chè khô, màu nước, mùi vị và bã chè.
Mở đầu là công đoạn cho chè búp tươi vào sao. Ảnh: Quang Hòa
Chè được vò tay thủ công. Ảnh: Quang Hòa
Công đoạn to lửa, sao tái. Ảnh: Quang Hòa
Phần thi sao chè ở giai đoạn gần khô. Ảnh: Quang Hòa
Đây là 1 trong những hoạt động của huyện hưởng ứng Năm Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2024. Hội thi được tổ chức nhằm thể hiện tài năng, trực tiếp tôn vinh người làm chè và mô tả đầy đủ quá trình lao động vất vả của người sản xuất, chế biến chè để kết tinh thành sản phẩm; giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, sản phẩm chè, người sản xuất chè trên địa bàn huyện Na Hang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung với du khách.
Đầu bếp Đỗ Nguyễn Hoàng Long, Phó Chủ tịch Thường trực Chi hội Đầu Bếp Trẻ Việt thưởng chè. Ảnh: Quang Hòa
Đây là dịp để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất chè và sản phẩm chè giữa các hộ nông dân, doanh nghiệp trồng, chế biến, tiêu thụ chè trong và ngoài tỉnh.
Gửi phản hồi
In bài viết