Ảnh: https://www.icj-cij.org. |
Theo kế hoạch, hơn 100 quốc gia và tổ chức sẽ nộp hồ sơ lên hội đồng thẩm phán để trình bày các ý kiến, tranh luận và bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Ðây là số lượng thành phần tham dự cao nhất từ trước đến nay tại tòa án của Liên hợp quốc có trụ sở tại La Hay, Hà Lan.
ICJ sẽ tập trung giải đáp hai câu hỏi: “Các quốc gia có nghĩa vụ gì theo luật pháp quốc tế trong việc bảo vệ khí hậu và môi trường trước tác động của khí thải nhà kính do con người gây ra?” và “Sẽ có những hệ quả pháp lý gì đối với những chính phủ không hành động hoặc hành động không đủ, dẫn đến việc gây tổn hại đáng kể cho khí hậu và môi trường?”.
Mặc dù không mang tính ràng buộc pháp lý, song nhiều ý kiến cho rằng, phán quyết của ICJ sẽ tạo cơ sở cho các hành động tiếp theo và gây áp lực đối với các nước phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hiện nay.
Trong nghị quyết được thông qua vào năm ngoái, Ðại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã yêu cầu các thẩm phán quốc tế cho ý kiến tư vấn về vấn đề này.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trong thập kỷ đến năm 2023, mực nước biển toàn cầu đã tăng trung bình khoảng 4,3 cm, với một số vùng ở Thái Bình Dương tăng nhiều hơn những nơi khác. Các quốc đảo từ lâu đã lo ngại nguy cơ sẽ bị biến mất do nước biển dâng cao.
Gửi phản hồi
In bài viết