Dân IT nên làm việc tại start-up hay doanh nghiệp lớn?

Cơ hội làm việc rộng mở trong lĩnh vực IT ngày càng giúp cho những ứng viên có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Tiếp cận được đa dạng các vị trí công việc cũng như mô hình doanh nghiệp là lợi thế lớn để phát triển bản thân. Thế nhưng khi đứng giữa start-up và doanh nghiệp công nghệ lớn, có thể dân IT bắt đầu bối rối và không biết nên lựa chọn điều gì.  

Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn khi tìm việc làm nhanh 24h

Hiểu rõ mục tiêu bản thân

Trước khi lựa chọn bất kỳ một cơ hội nghề nghiệp nào thì bạn đều cần nắm rõ mục tiêu của bản thân. Đặc biệt đối với một công việc đặc thù như công nghệ thông tin (IT) thì điều này càng trở nên quan trọng. 

Hình dung hoặc viết ra giấy những gì bạn mong đợi về sự nghiệp của mình trong ít nhất một đến hai năm tới. Có thể đó là một mục đích cụ thể, hoặc một dự án, thành tựu,… Tiếp tục đánh dấu vào bên cạnh mỗi mục tiêu hoặc start-up hoặc doanh nghiệp công nghệ lớn, đâu là môi trường giúp bạn thuận lợi để đạt được những mục tiêu đó hơn. Bằng cách này, bạn sẽ có bước đầu hình dung về những gì mình mong muốn khi làm việc trong lĩnh vực này.

Tìm hiểu con người

Con người là một yếu tố quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của dân IT khi cân nhắc giữa một start-up non trẻ hay doanh nghiệp đã có tên tuổi. Rất khó để so sánh các chỉ tiêu vì chênh lệch và những thông tin không tương xứng giữa hai mô hình sẽ làm bạn hoang mang.

 Vì vậy đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tìm hiểu tiềm năng cốt lõi đó là nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trực tiếp làm việc và quản lý bạn. Liệu đây có phải là những cái tên bạn ấn tượng, phong cách của họ có phù hợp với bạn không, tham vọng của họ trong công nghệ như thế nào?

Cân nhắc những giá trị

Đi sâu vào phân tích những nhiệm vụ cụ thể trong vị trí công việc tại hai kiểu doanh nghiệp này sẽ giúp bạn cân nhắc được những giá trị thực tế mà bản thân đạt được. 

Ví dụ tại start-up, vị trí IT của bạn sẽ có xu hướng đặt nền móng và liên tục phải tìm những cách tiếp cận công việc mới. Còn đối với doanh nghiệp công nghệ lớn, nhiệm vụ chính mà bạn đảm nhận là duy trì và bảo đảm hệ thống vận hành. Cân nhắc chi tiết những điều này là cách để bạn tìm ra giá trị chuyên môn trong hai vị trí công việc, từ đó có thêm dữ liệu để so sánh và quyết định.

Rủi ro và thách thức

Bên cạnh những giá trị thì rủi ro và thách thức cũng cần được quan tâm khi dân IT lựa chọn cống hiến cho start-up hay doanh nghiệp đã thành danh. Nếu ở công ty non trẻ, bạn sẽ đối mặt với những thử thách về vận hành kém hoặc nguồn lực hạn chế thì tại doanh nghiệp lớn thì áp lực về kỹ năng và rủi ro bị thay thế sẽ là rất cao. 

Điều này đòi hỏi bạn phải xác định một lần nữa những kinh nghiệm và nghiệp vụ IT của mình. Qua đó đồng thời ý thức rõ những bất lợi có thể gặp phải khi làm việc tại start-up, khó khăn phải đối mặt tại doanh nghiệp lớn. Chỉ khi nhìn nhận toàn diện các rủi ro này thì quyết định của bạn mới sáng suốt, tránh trường hợp quá nóng vội và chủ quan trước những cam go phía trước.

Vẫn còn cơ hội để lựa chọn lại

Trong trường hợp vẫn băn khoăn không thể đưa ra lựa chọn thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì luôn còn cơ hội để chuyển sang hướng đi khác. Bước đầu hãy thử làm việc tại doanh nghiệp công nghệ lớn, cống hiến hết sức mình và không ngừng học hỏi từ những người có kinh nghiệm. 

Nếu bạn thực sự phù hợp với vị trí này, chắc chắn động lực này sẽ thúc đẩy bạn phát triển và hòa nhập dễ dàng. Tuy nhiên khi cảm thấy lạc lõng hoặc cảm thấy chưa phát huy hết khả năng, bạn hoàn toàn có thể thử sức với các startup. Kiểu “nhảy” việc này đã trở nên phổ biến của dân IT, khi bạn có thể áp dụng những kinh nghiệm đã tích lũy trong lĩnh vực vào môi trường làm việc mới.

Tin cùng chuyên mục