Ông Nguyễn Đình Bảng.
Trở về quê hương, vợ chồng ông sinh được 8 người con thì tất cả đều bị nhiễm chất độc da cam. Trong đó, có 2 người con bị tâm thần phân liệt. Nén nỗi đau, ông tích cực tham gia công tác tại địa phương. Đồng thời cùng vợ chăm sóc các con, phát triển mô hình kinh tế tổng hợp.
Từ chiến trường trở về, ông tham gia ngay vào công việc ở xã với các chức vụ như Ủy viên thư ký của UBND xã Tuân Lộ, Bí thư Đoàn xã Tuân Lộ, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tuân Lộ.
Nay về nghỉ hưu, ông vẫn say sưa trên mặt trận kinh tế. Ông chia sẻ: “Còn sức còn làm việc hết mình. Có những nỗi đau đớn nhất trong cuộc đời mà tôi và vợ đã phải nắm chặt tay nhau để vượt qua. Đó là những lần chứng kiến các con ra đời bị nhiễm chất độc hóa học. Có đứa bị tâm thần, lên cơn hoảng loạn đã tự tử trong vô thức, có đứa bỏ đi vào tận miền Nam biền biệt bao năm. Những lúc nhìn các con vật vã khi trái nắng trở trời, vợ chồng tôi như kiệt quệ cả tinh thần. Thế nhưng với ý chí người lính không bao giờ tôi cho phép mình được gục ngã. Vậy là vợ chồng tôi ra sức làm ăn, phát triển kinh tế, lấy tiền chăm sóc thuốc men hàng ngày cho mình và cho con”.
Nhiều năm qua, ông mạnh dạn thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp. Hiện nay gia đình ông có 1,5 ha rừng bạch đàn, 500 gốc chanh Nhật, gần 100 gốc mít các loại, 20 gốc dừa, 10 gốc nhãn, đàn gà 100 con, đàn ngỗng sư tử 30 con. Với mô hình này mỗi năm bình quân đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Năm nay đã 76 tuổi, trong ông vẫn vẹn nguyên sự kiên cường, bản lĩnh của người lính Cụ Hồ. Ông bảo, dù hoàn cảnh nghiệt ngã như thế nào thì mình vẫn không bao giờ được phép đầu hàng bởi được sống, được trở về quê hương đã là may mắn. Mình phải sống sao để không được phụ công đồng đội đã hy sinh, ngã xuống vì độc lập, tự do.
Gửi phản hồi
In bài viết