Như vậy, "đáy" lãi suất huy động lại một lần nữa bị phá vỡ, trong khi mức trần huy động lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Tại biểu lãi suất huy động trực tuyến của Vietcombank, lãi suất đối với kỳ hạn từ 1 đến 11 tháng giảm 0,2%/năm; kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng giảm 0,1%/năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng rơi xuống 2,6%/năm; 3-5 tháng 2,9%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng, giảm 0,2%/năm, còn 3,9%/năm. Lãi suất tiền gửi cao nhất tại Vietcombank là kỳ hạn 12-24 tháng, chỉ 5%/năm.
Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất.
Kể từ đầu tháng 11 đến nay, đã có tới 16 ngân hàng giảm lãi suất huy động là Sacombank, NCB, VIB, BaoVietBank, Nam A Bank, VPBank, VietBank, SHB, Techcombank, Bac A Bank, KienLongBank, ACB, Dong A Bank, PG Bank, PVCombank, Vietcombank.
Trong đó, VietBank đã giảm lãi suất hai lần trong tháng 11 này.
Cũng tính từ đầu tháng 11 đến nay, lãi suất huy động kỳ hạn 11 tháng đạt trung bình 4,99%/năm, giảm 14 điểm cơ bản so với tháng 10 và giảm 200 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động trung bình đạt 5,44%, giảm 18 điểm cơ bản so với tháng 10, và giảm 214 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái.
Về phát hành tín phiếu, ngày 9-11, Ngân hàng Nhà nước đã dừng phát hành tín phiếu mới kể từ khi liên tục huy động từ cuối tháng 9 đến nay. Theo đó, tính tới phiên gần nhất ngày 8-11, Ngân hàng Nhà nước đã “hút” 360.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Trong đó, từ đầu tháng 11 đến nay, quy mô phát hành tín phiếu mỗi phiên giảm về dưới 10.000 tỷ đồng. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có đợt hút tiền qua kênh tín phiếu với tổng quy mô gần 400.000 tỷ đồng vào tháng 2-2023.
Theo các chuyên gia, việc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp chào thầu tín phiếu sẽ giúp cho cơ quan này tái kiểm soát lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định, từ đó tác động tới chênh lệch lãi suất VND/USD, gián tiếp ảnh hưởng lên tỷ giá.
Gửi phản hồi
In bài viết