Đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ Trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội phát biểu tại buổi làm việc.
Năm 2022, Lâm Bình được giao trên 82 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương trên 79,6 tỷ đồng, trong đó, đầu tư phát triển 70 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 9,5 tỷ đồng... Vốn đối ứng địa phương trên 2,39 tỷ đồng, trong đó vốn phát triển 2,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 287 triệu đồng. Trên cơ sở vốn được giao, UBND huyện Lâm Bình đã giao kế hoạch vốn cho các cơ quan, đơn vị, đơn vị chủ trì dự án, tiểu dự án.
Huyện Lâm Bình đề nghị với Đoàn công tác ưu tiên phân bổ đủ vốn theo Đề án đã trình theo từng năm và sớm có hướng dẫn triển khai chương trình, dự án; bổ sung kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2 (cải thiện dinh dưỡng) thuộc dự án 3 hỗ trợ sản xuất, cải thiện dinh dưỡng và dự án 5 hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; xem xét có cơ chế đặc thù trong việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng khi thực hiện các mô hình, dự án đối với hộ nghèo, cận nghèo…
Đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ Trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội thăm gian hàng
giới thiệu sản phẩm của huyện Lâm Bình.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội nhấn mạnh: Huyện xác định rõ lợi thế để phát huy tiềm lực kinh tế. Trong đó, huyện cần tập trung hỗ trợ cho đối tượng nghèo, địa bàn nghèo, tránh đầu tư manh mún để tạo ra sự chuyển biến rõ ràng, tạo sức mạnh đầu tư. Huyện xác định đầu tư du lịch thì phải rà soát kỹ đưa chính sách vào bài bản, tạo chuỗi liên kết; đưa nguồn vốn chính sách vào phát triển mạnh dê núi, cá lồng nuôi thành hàng hóa để thu hút doanh nghiệp lớn vào đầu tư, tiêu thụ thì mới phát triển sản xuất bền vững và áp dụng được công nghệ, khoa học. Huyện quan tâm hơn nữa đến đào tạo nghề cho hộ nghèo, cận nghèo theo hướng "cầm tay chỉ việc"; quảng bá du lịch tập trung vào sự khác biệt, riêng có của địa phương… để từng bước tạo sinh kế lâu dài cho người dân.
Gửi phản hồi
In bài viết