Người dân mua sắm tại 1 khu chợ gia vị ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 9/9/2020. (Ảnh: Reuters)
Nguyên nhân chủ yếu là do giá năng lượng và hàng hóa tăng phi mã do ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine, kèm tác động từ việc giá trị đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm từ cuối năm ngoái.
Lạm phát đã gia tăng kể từ mùa thu năm 2021, khi đồng lira lao dốc sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh cắt giảm lãi suất 500 điểm cơ bản hồi tháng 9/2021.
Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, giá tiêu dùng theo tháng tăng 5,46%. Dự báo lạm phát giá tiêu dùng trung bình cả năm có thể lên tới 61,5%.
Các số liệu cũng cho thấy chỉ số giá sản xuất trong tháng 3 tăng 9,19% so tháng trước, với mức tăng hàng năm là 114,97%.
Giới chuyên gia cho rằng, lạm phát giá tiêu dùng hàng tháng gia tăng là do chi phí giao thông vận tải, bao gồm giá xăng dầu, và các mặt hàng liên quan giáo dục như sách vở và học phí đều tăng, lần lượt tăng 13,29% và 6,55%.
Tính trung bình hằng năm, nhóm giao thông tăng mạnh nhất, với mức tăng 99,12%, tiếp theo là giá thực phẩm và đồ uống không cồn, ở mức 70,33%, và giá đồ nội thất tăng 69,26%.
Cùng với đà chung giá năng lượng tăng cao trên toàn cầu, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị ảnh hưởng từ xu hướng tăng giá này, do phải nhập khẩu gần như tất cả các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đà tăng giá ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại trong năm, với lạm phát trung bình vào cuối năm ước tính tăng lên mức 52,2%.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng có thể chặn đà tăng của lạm phát nhờ chương trình kinh tế mới, trong đó ưu tiên lãi suất thấp để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, hướng tới thặng dư thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu lạm phát giảm xuống 1 con số trong năm tới.
Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ ổn định lãi suất ở mức 14% trong 3 phiên điều chỉnh từ đầu năm nay, đồng thời cho biết các biện pháp và bước điều chỉnh chính sách sẽ ưu tiên hỗ trợ đồng lira trên thị trường.
Gửi phản hồi
In bài viết