Lan tỏa Tuyên bố Cao Bằng - Nấc thang mới phát triển bền vững

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO (GGN) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng (APGN-8) cũng là dấu mốc 20 năm thực hiện sứ mệnh bảo tồn “Ký ức trái đất”, thúc đẩy mối quan hệ giữa nhân văn giữa con người và thiên nhiên. Đứng trước thách thức mới về vấn đề toàn cầu, Ủy ban UNESCO Việt Nam và GGN đã xây dựng “Tuyên bố Cao Bằng” với nhiều nội dung tiến bộ định hướng, khuyến nghị CVĐV bước lên nấc thang mới phát triển bền vững.

“Ký ức trái đất” trong hành trình tuổi trẻ

Hội nghị APGN - 8 tổ chức đánh dấu chặng đường 20 năm thành lập GGN là “hành trình trẻ” với mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế - xã hội bền vững để lưu giữ “Ký ức trái đất”. Tôi mong muốn các quốc gia thành viên GGN tăng cường giáo dục kiến thức về CVĐC cho thế hệ trẻ để thúc đẩy nấc thang mới phát triển bền vững, chủ động giải quyết, ứng phó với vấn đề bức thiết toàn cầu - bà Lidia Brito Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên nhấn mạnh.

Lan tỏa Tuyên bố Cao Bằng - Nấc thang mới phát triển bền vững
Các đại biểu tại Hội nghị APGN-8.

Ông Guy Martini, Tổng thư ký Hội đồng GGN cho biết: Tôi ủng hộ ý kiến của bà Lidia Brito. Chúng ta vừa mới chứng kiến thảm họa thiên tai từ cơn bão số 3, cảnh báo loài người về càn quét thảm khốc của biến đổi khí hậu. Những vấn đề toàn cầu sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường hơn cần phải có phản ứng nhanh và chiến lược lâu dài... Chính vì thế, thế hệ trẻ thời đại 4.0 rất thông minh, có trình độ học vấn cao sẽ là chủ nhân của hành tinh này cần được trang bị kiến thức về CVĐC để tiếp tục sứ mệnh bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung của nhân loại. GGN đã ra khuyến nghị cho CVĐC thành viên đẩy mạnh chương trình, hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức CVĐC cho thế hệ trẻ là học sinh trong vùng CVĐC để nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy di sản CVĐC, tích cực chống biến đổi khí hậu, khởi nghiệp, lập nghiệp từ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, du lịch xanh bền vững…

Chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ từ tri thức trái đất, ông Vi Trần Thùy, Giám đốc Ban Quản lý CVĐC Non nước Cao Bằng cho biết: Ban Quản lý đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức nhiều hoạt động phong phú về giáo dục CVĐC cho học sinh, gồm: Mở lớp tuyên truyền, tổ chức hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu CVĐC, đi trải nghiệm các tuyến CVĐC, xây dựng mô hình Câu lạc bộ “Cùng em khám phá CVĐC”… Các em học sinh trở thành “sứ giả” của “ký ức trái đất” nâng cao trách nhiệm bảo vệ di sản CVĐC, thiên nhiên môi trường, tìm chọn con đường lập nghiệp theo hướng kinh tế xanh, bền vững, chống biến đổi khí hậu, lan tỏa giá trị di sản CVĐC trong xã hội.

Lan tỏa Tuyên bố Cao Bằng - Nấc thang mới phát triển bền vững
Biểu diễn văn nghệ của dân tộc Dao Tiền trong Hội nghị APGN - 8.

Em Nguyễn Phương Mai, học sinh lớp 12D, Trường THPT Chuyên (Cao Bằng) tham gia diễn đàn “Giáo dục kiến thức CVĐC cho học sinh” tại Hội nghị APGN- 8 chia sẻ: "Được tiếp cận với khoa học CVĐC đã mở ra chân trời tri thức về thế giới tự nhiên, em hiểu cảnh quan đẹp nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, núi Mắt Thần, đèo Mã Phục là kiến tạo vỏ trái đất từ 500 triệu năm trước... nên càng yêu Cao Bằng hơn. Em tích cực vận động bạn bè tham gia hoạt động vệ sinh môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, tuyên truyền về CVĐC. Học hát Then - đàn tính để giữ gìn bản sắc dân tộc. Em sẽ chọn chuyên ngành về môi trường để thi đại học, sau này có cơ hội tham gia bảo vệ các giá di sản CVĐC Non nước Cao Bằng".

Nấc thang mới phát triển bền vững

Hội nghị APGN-8 không chỉ là sự kiện của riêng Cao Bằng mà còn là ngày hội của các địa phương đang sở hữu danh hiệu UNESCO. Việt Nam có 68 danh hiệu UNESCO, trong đó có Cao Bằng đã và đang góp phần hình thành “danh hiệu địa phương”, tiến tới “danh hiệu quốc gia”, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách, bạn bè quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

Các đại biểu chứng kiến ký kết Tuyên bố Cao Bằng tại Hội nghị APGN-8.

Mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng vận hành hiệu quả từ bảo tồn và phát huy các giá trị di sản địa chất và văn hóa, tri thức bản địa các dân tộc thiểu số (DTTS) để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững trước biến đổi mới, thực hiện các khuyến nghị của UNESCO, đã được các thành viên GGN đánh giá cao. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị PAGN - 8, Hội đồng GGN và các thành viên đưa ra “Tuyên bố Cao Bằng” với 8 nội dung với quan điểm mới tích cực thúc đẩy các CVĐC thực hiện khuyến nghị của GGN và UNESCO đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, nhất trí cao của toàn thể đại biểu.

Hưởng ứng với Tuyên bố Cao Bằng. Ông Ibrahim, Komoo, thành viên Ban Điều hành GGN, Ban Cố vấn mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình, đến từ VĐC toàn cầu UNESCO LangKawi, Malisia phấn khởi cho biết: CVĐC Non nước Cao Bằng là khuôn mẫu khá điển hình về phát triển bền vững, nên Tuyên bố Cao Bằng có uy tín, thu hút được các CVĐC thực hiện 8 nội dung khuyến nghị, giải quyết trước những vấn đề mới toàn cầu đặt ra. Riêng đối với CVĐC LangKawi, có nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số, Giám đốc Ban quản lý điều hành CVĐC LangKawi là phụ nữ nên rất hưởng ứng thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số trong vùng CVĐC để đảm bảo quyền bình đẳng phụ nữ trong xã hội.

Bà Susan May, nhà khoa học thuộc CVĐC Hakusan Tederigawa, Nhật Bản bày tỏ: "Hiện nay có một số vấn đề về bình đẳng giới, quyền tôn trọng phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại một số CVĐC mà tôi đến vẫn chưa quan tâm thực hiện tốt, khi có Tuyên bố Cao Bằng đưa ra nội dung tôn trọng quyền bình đẳng, phát huy văn hóa dân tộc sẽ thúc đẩy CVĐC các quốc gia cần phải thực hiện tốt các quyền phát triển DTTS mới thúc đẩy phát triển bền vững".

Lan tỏa Tuyên bố Cao Bằng - Nấc thang mới phát triển bền vững
Tôn trọng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trong khuyến nghị Tuyên bố Cao Bằng được CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng chú trọng triển khai hiệu quả (trong ảnh: Biểu diễn văn nghệ của dân tộc Dao Tiền trong Hội nghị APGN - 8). 

Bà AeJinLee, Ban Quản lý CVĐC quốc đảo Je Ju, Hàn Quốc bày tỏ: "Chúng ta đã thấy thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3 do biến đổi khí hậu gây ra cho Cao Bằng và Việt Nam, một số nước châu Á. CVDDC Je Ju sẽ hưởng ứng thực hiện Điều 3 trong Tuyến bố Cao Bằng về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự bảo tồn đa dạng địa chất, sinh học để phát triển bền vững, ngăn chặn biến đổi khí hậu. Đồng thời khuyến cáo một số quốc gia phát triển chỉ khai thác tài nguyên môi trường triệt để làm giàu mà chưa nghĩ đến tái tạo môi trường mà phần lớn tạo dựng sự bình yên trái đất là do cộng đồng dân tộc thiểu số của CVĐC bảo vệ thiên nhiên môi trường từ văn hóa bản địa tôn trọng sự đa dạng hệ sinh thái".

Mỗi một đại biểu, đại diện cho từng đặc thù CVĐC quốc gia của mình  đã đưa ra quan điểm riêng, tích cực hưởng ứng thực hiện Tuyên bố Cao Bằng và kỳ vọng sẽ thúc đẩy CVĐC phát triển lên tầm cao mới. Đặc biệt, khi các CVĐC đã triển khai hiệu quả giáo dục tri thức khoa học về trái đất cho thế hệ trẻ làm hành trang bước vào tương lai sẽ thúc đẩy thực hiện Tuyên bố Cao Bằng để giải quyết hài hòa phát giữa triển kinh tế - xã hội gắn với trách nhiệm bảo vệ các giá trị di sản CVĐC, bảo vệ thiên nhiên môi trường, kiến tạo một trái đất xanh - ngôi nhà chung thịnh vượng, bình yên cho nhân loại.

Tuyên bố Cao Bằng UNESCO với 8 nội dung khuyến nghị thành viên GGN thực hiện đã khẳng định vai trò quan trọng của các CVĐC trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và duy trì mối quan hệ hài hòa giữa nhân loại và thiên nhiên. Khuyến nghị tất cả các bên liên quan, chính quyền địa phương và khu vực đều được đại diện trong quá trình quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO. Trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo tồn và phát huy văn hóa DTTS và các tri thức bản địa trong khu vực CVĐC. Khuyến nghị “lấy nhân dân làm trung tâm” đặc biệt là dân tộc thiểu số, tham gia bảo tồn và quảng bá các khu vực CVĐC. Khẳng định sự đa dạng về địa chất, sinh học và văn hóa xã hội có mối liên hệ chặt chẽ để thúc đẩy phát triển bền vững, thúc đẩy và đóng góp vào 17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, đặc biệt là trong giảm nghèo, giáo dục chất lượng, quan hệ đối tác vì các mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm bất bình đẳng và bình đẳng giới, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản và tài nguyên thiên nhiên hướng đến phát triển kinh tế - xã hội xanh, bền vững, chủ động ứng phó và xây dựng chiến lược lâu dài về giải quyết những vấn đề toàn cầu. 

Theo Báo Cao Bằng

Tin cùng chuyên mục