Đối với quê hương Nghệ An, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. (Ảnh: NTV)
Lễ giỗ của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trọng thể, trang nghiêm, theo đúng phong tục cổ truyền của dân tộc.
Cách đây 55 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn dân và bạn bè trên toàn thế giới.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên gọi của Người hồi niên thiếu) đã sớm hấp thụ truyền thống văn hóa của dân tộc, lòng yêu nước thiết tha.
Năm 1911, với khát vọng cháy bỏng là giành độc lập, tự do cho dân tộc, cho nhân dân, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Người lúc thời thanh niên) đã ra đi tìm đường cứu nước, khi đó mới vừa tròn 21 tuổi.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vô cùng quan trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Từ sáng sớm, dòng người đã đến dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn.
Lễ giỗ là dịp vô cùng đặc biệt để tưởng nhớ đến Người, ôn lại thân thế, sự nghiệp, công lao và những cống hiến to lớn của Người đối với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để tiếp tục nhắc nhở mỗi người dân thực hiện tốt hơn nữa Di chúc thiêng liêng của Người.
Suốt những năm tháng tham gia hoạt động cách mạng, tuy bận trăm công nghìn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành cho quê hương Nghệ An những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng.
Gửi phản hồi
In bài viết