Xếp hàng nhận lương thực ở thị trấn Shire, vùng Tigray, Ethiopia. (Ảnh: Reuters)
Đây là ý kiến của ông David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ).
Phát biểu trong cuộc thảo luận được tổ chức tại Hội đồng về các vấn đề quốc tế, ông Beasley khẳng định, thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng chưa từng có tiền lệ, và những hậu quả mà ông liệt lê nêu trên sẽ là những gì thế giới phải hứng chịu nếu không đối phó với cuộc khủng hoảng này một cách hiệu quả và có chiến lược.
Ông Beasley cảnh báo thêm rằng vào năm tới, thách thức có thể sẽ còn "tồi tệ hơn nhiều" so với hiện tại.
Ông cũng thừa nhận thế giới trong 6-12 tháng tới sẽ gặp khó khăn do giá lương thực tăng vọt. Sau đó nếu vấn đề không được giải quyết, thế giới có thể lâm vào tình trạng thiếu lương thực.
Theo ông Beasley, tình hình đang ngày một trầm trọng hơn, trong đó có nguyên nhân do các lệnh hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu phân bón từ Nga và Belarus ra thị trường thế giới - điều gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nhiều nước.
Trong khi đó, ngày 19/7 (giờ địa phương), tại 1 sự kiện đặc biệt cấp cao của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ bàn về khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu, bà Sneha Dubey, Bí thư thứ nhất Phái bộ ngoại giao Ấn Độ tại LHQ cho rằng, nước này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu, duy trì công bằng, thể hiện lòng nhân ái và thúc đẩy công bằng xã hội.
Bà cho biết trước tình hình nhân đạo đang xấu đi ở Afghanistan, Ấn Độ đang tài trợ 50 nghìn tấn lúa mì cho người dân nước này. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tiếp tục hỗ trợ 10 nghìn tấn gạo và lúa mì cho Myanmar, đồng thời duy trì hỗ trợ Sri Lanka, gồm cả lương thực, trong những thời điểm khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã xuất khẩu hơn 250 nghìn tấn lúa mì sang Yemen trong 3 tháng qua.
Bà Dubey khẳng định, Ấn Độ vẫn cam kết mạnh mẽ vì tiến trình an ninh lương thực toàn cầu và đã đóng góp cho Quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương của LHQ (CERF), cũng như Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (UNOCHA), nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo khác trong nhiều năm qua.
Gửi phản hồi
In bài viết