Trẻ em Somalia lội qua dòng nước lũ bên ngoài nơi trú ẩn tạm bợ sau trận mưa lớn tại trại Al Hidaya ở ngoại ô Mogadishu vào ngày 6-11. Ảnh: Reuters
Hassan Isse, Giám đốc điều hành của Cơ quan quản lý thiên tai Somalia (SOMDA), cho biết: “Những gì đang diễn ra ngày hôm nay là điều tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Nó còn tồi tệ hơn cả trận lũ lụt năm 1997”.
Theo ông Isse, số người chết và người phải di dời có thể còn tăng thêm vì nhiều người đang bị mắc kẹt do nước lũ. Liên hợp quốc cho biết, ít nhất 2.400 người đã bị cô lập ở thị trấn Luuq, nơi sông Jubba vỡ bờ.
Trong khi lũ lụt ở nước láng giềng Kenya đã khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và nhấn chìm một cây cầu ở Uganda, cắt đứt tuyến đường nối Kampala với các mỏ dầu ở phía Tây Bắc, Hội Chữ thập đỏ Kenya và cơ quan quản lý đường bộ của Uganda cho biết.
Nazanine Moshiri, nhà phân tích khí hậu tại Nhóm khủng hoảng quốc tế, nhận định trận lũ lụt trong khu vực là do tác động kết hợp của hai hiện tượng thời tiết là El Nino và lưỡng cực Ấn Độ Dương. Đây là những kiểu khí hậu tác động đến nhiệt độ bề mặt đại dương và gây ra lượng mưa trên mức trung bình.
Moshiri nói: “Tác động của lũ lụt còn tồi tệ hơn nhiều vì đất bị tàn phá nặng nề do đợt hạn hán chưa từng có gần đây. Nhiều năm xung đột trong khu vực và sự hiện diện của lực lượng dân quân al Shabaab cũng khiến việc xây dựng hệ thống phòng, chống lũ lụt và khả năng phục hồi trở nên phức tạp và tốn kém hơn”.
Các nhà khoa học cho biết, biến đổi khí hậu đang gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan dữ dội và thường xuyên hơn. Để ứng phó với vấn đề này, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đề xuất các loại thuế toàn cầu mới và cải cách các tổ chức tài chính quốc tế nhằm tài trợ cho các hành động chống biến đổi khí hậu.
Gửi phản hồi
In bài viết