Dựa trên việc phân tích dữ liệu từ vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện diện tích thảm thực vật tại Nam Cực đã tăng hơn 10 lần trong vòng vài chục năm qua. (Ảnh: The Guardian) |
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường đại học Exeter và Hertfordshire ở Anh vừa được công bố trên Tạp chí Nature Geoscience, thảm thực vật trên Bán đảo Nam Cực, trong đó chủ yếu là rêu, đã lan rộng gấp 10 lần trong 40 năm qua.
Cụ thể, nếu như năm 1986, thảm thực vật tại Bán đảo này có diện tích chưa đến 1km2 thì năm 2021, con số đã lên tới hơn 12km2. Tốc độ “phủ xanh” cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2016-2021, lên đến hơn 30%.
“Những phát hiện của chúng tôi cho thấy ảnh hưởng của biến đối khí hậu đang vượt quá giới hạn. Ngay cả trên Bán đảo Nam Cực – khu vực xa xôi, biệt lập, cảnh quan cũng đang thay đổi”, ông Thomas Roland, tác giả chính của nghiên cứu thông tin.
Đáng chú ý, hiện tượng “xanh hóa” Nam Cực trùng khớp với thời điểm các nhà khoa học ghi nhận tình trạng tan băng đáng báo động tại vùng đất này. Tất cả các hiện tượng kể trên đều liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Gửi phản hồi
In bài viết